Quân đội Philippines cho biết số tử vong trong vụ giao tranh kéo dài cả tuần nay với phiến quân Hồi giáo ở miền nam đã tăng tới 90 người. Những vụ đụng độ đã giết chết 72 phiến quân, 11 nhân viên an ninh và 7 thường dân, trong khi có hơn 80.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Nhưng hôm nay, giới hữu trách cho biết họ đã giải cứu 116 con tin và chiếm lại hầu hết các khu vực mà phiến quân đã chiếm đóng hồi gần đây. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Philippines hôm nay cho biết Cảnh sát trưởng thành phố Zamboanga, ông Jose Chiquito Malayo, đã trở về với 23 phiến quân từng bắt ông làm con tin và giờ đây đã ra đầu hàng.
Tin này được loan báo không lâu sau khi một phát ngôn viên quân đội nói rằng binh sĩ chính phủ đã giải cứu 116 con tin trong 18 giờ qua và chiếm lại hầu hết các khu vực bị chiếm hồi gần đây bởi các phiến quân thuộc Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro.
Phát ngôn viên quân đội, Trung tá Ramon Zagala, cho biết việc giải cứu có được thành quả tốt vì binh sĩ đã bám sát các phiến quân trong vài ngày qua.
"Vì chúng tôi bám sát các phiến quân và chiếm được ưu thế, nên những người bị bắt làm con tin đã thoát được. Chúng tôi đã có thể đưa họ ra khỏi khu vực nguy hiểm và đưa họ về hậu phương."
Ông Zagala nói thêm rằng những con tin đã được giao ngay cho giới hữu trách để xác định xem có phiến quân trà trộn trong đó hay không.
Quân đội cũng cho biết họ đã chiếm lại được hầu hết những khu vực bị phiến quân xâm nhập và đã dùng máy bay oanh tạc để đẩy lui phiến quân ra khỏi những ngôi làng ven biển ở ngoại ô Zamboanga.
Tổng thống Benigno Aquino tiếp tục giám sát những hoạt động quản lý khủng hoảng ở Zamboanga và một số bộ trưởng trong nội các đang đích thân lo liệu vấn đề an ninh và dịch vụ xã hội.
Vụ bạo loạn ở thành phố cảng này là một đòn mạnh giáng vào các nỗ lực của ông Aquino nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình với các phe nổi dậy ở miền nam.
Năm 1996, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro đã ký kết một hiệp định hòa bình với chính phủ, trong đó có qui định việc thành lập một khu vực tự trị của người Hồi giáo. Chủ tịch của mặt trận này lúc đó là ông Nur Misuari, là người mà người ta tin là đang cầm đầu nhóm phiến quân ở Zamboanga.
Chính phủ ở Manila hiện đang ở trong giai đoạn chót của việc hình thành một hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro, nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất nước và là nhóm đã tách khỏi Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro. Hòa ước mới trên thực tế sẽ thay khu vực tự trị hiện nay bằng một khu vực mới với một chính quyền tự trị.
Ông Steven Rood, đại diện của Quỹ Á châu ở Philippines, cho biết hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro sẽ được xúc tiến, nhưng chính phủ Philippines nên lưu tâm tới tình hình ở Zamboanga và rút tỉa những bài học từ vụ rối loạn này.
"Đây chính là một lời nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng chúng ta cần phải có thái độ hòa hợp. Trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào chúng ta cũng cần phải tìm cách qui tụ nhiều thành phần; bởi vì những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, bị bỏ qua một bên, có thể gây ra những vấn đề rắc rối, và trên thực tế họ đã làm như vậy."
Chính phủ cho biết họ muốn đón nhận những ý kiến của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro về dự thảo luật nhằm thành lập một khu tự trị mới chiếu theo hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro.
Chính phủ Philippines hôm nay cho biết Cảnh sát trưởng thành phố Zamboanga, ông Jose Chiquito Malayo, đã trở về với 23 phiến quân từng bắt ông làm con tin và giờ đây đã ra đầu hàng.
Tin này được loan báo không lâu sau khi một phát ngôn viên quân đội nói rằng binh sĩ chính phủ đã giải cứu 116 con tin trong 18 giờ qua và chiếm lại hầu hết các khu vực bị chiếm hồi gần đây bởi các phiến quân thuộc Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro.
Phát ngôn viên quân đội, Trung tá Ramon Zagala, cho biết việc giải cứu có được thành quả tốt vì binh sĩ đã bám sát các phiến quân trong vài ngày qua.
"Vì chúng tôi bám sát các phiến quân và chiếm được ưu thế, nên những người bị bắt làm con tin đã thoát được. Chúng tôi đã có thể đưa họ ra khỏi khu vực nguy hiểm và đưa họ về hậu phương."
Ông Zagala nói thêm rằng những con tin đã được giao ngay cho giới hữu trách để xác định xem có phiến quân trà trộn trong đó hay không.
Quân đội cũng cho biết họ đã chiếm lại được hầu hết những khu vực bị phiến quân xâm nhập và đã dùng máy bay oanh tạc để đẩy lui phiến quân ra khỏi những ngôi làng ven biển ở ngoại ô Zamboanga.
Tổng thống Benigno Aquino tiếp tục giám sát những hoạt động quản lý khủng hoảng ở Zamboanga và một số bộ trưởng trong nội các đang đích thân lo liệu vấn đề an ninh và dịch vụ xã hội.
Vụ bạo loạn ở thành phố cảng này là một đòn mạnh giáng vào các nỗ lực của ông Aquino nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình với các phe nổi dậy ở miền nam.
Năm 1996, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro đã ký kết một hiệp định hòa bình với chính phủ, trong đó có qui định việc thành lập một khu vực tự trị của người Hồi giáo. Chủ tịch của mặt trận này lúc đó là ông Nur Misuari, là người mà người ta tin là đang cầm đầu nhóm phiến quân ở Zamboanga.
Chính phủ ở Manila hiện đang ở trong giai đoạn chót của việc hình thành một hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro, nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất nước và là nhóm đã tách khỏi Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro. Hòa ước mới trên thực tế sẽ thay khu vực tự trị hiện nay bằng một khu vực mới với một chính quyền tự trị.
Ông Steven Rood, đại diện của Quỹ Á châu ở Philippines, cho biết hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro sẽ được xúc tiến, nhưng chính phủ Philippines nên lưu tâm tới tình hình ở Zamboanga và rút tỉa những bài học từ vụ rối loạn này.
"Đây chính là một lời nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng chúng ta cần phải có thái độ hòa hợp. Trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào chúng ta cũng cần phải tìm cách qui tụ nhiều thành phần; bởi vì những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, bị bỏ qua một bên, có thể gây ra những vấn đề rắc rối, và trên thực tế họ đã làm như vậy."
Chính phủ cho biết họ muốn đón nhận những ý kiến của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro về dự thảo luật nhằm thành lập một khu tự trị mới chiếu theo hòa ước với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro.