Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Châu Phi nói rằng al-Qaida và các phần tử cực đoan đang củng cố việc chiếm giữ của họ tại bắc Mali nhưng dè dặt trước điều ông gọi là sự can thiệp quân sự “quá sớm.”
Tướng Carter Ham, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Châu Phi, đã nói với một diễn đàn ở Washington hôm thứ Hai rằng ông nghĩ là bất cứ hành động nào được đưa ra hiện nay cũng sẽ không thành công và cuối cùng sẽ tệ hơn là tình hình hiện hữu. Ông cổ võ cho việc sử dụng các cuộc thương thuyết trước khi sử dụng tới can thiệp quân sự.
Ông Ham hậu thuẫn cho một giải pháp do người Châu Phi lãnh đạo tại Mali, nhấn mạnh tới những thành công mới đây của quân đội Liên Hiệp Châu Phi và các binh sĩ Somali trong việc tái kiểm soát nhiều nơi tại Somali từ tay các phần tử tranh đấu al-Shabab. Ông nói rằng khuôn mẫu đó đã đặt al-Shabab phần lớn vào trạng thái tìm cách “sống còn.”
Các phiến quân Hồi Giáo và Tuareg chiếm quyền kiểm soát bắc Mali sau một cuộc đảo chánh lật đổ chánh phủ hồi tháng Ba. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang cân nhắc về một kế hoạch được Liên Hiệp Châu Phi và Cộng Đồng Kinh Tế các Nước Tây Phi hậu thuẫn để gởi 3300 binh sĩ tới tái chiếm vùng này.
Tướng Carter Ham, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Châu Phi, đã nói với một diễn đàn ở Washington hôm thứ Hai rằng ông nghĩ là bất cứ hành động nào được đưa ra hiện nay cũng sẽ không thành công và cuối cùng sẽ tệ hơn là tình hình hiện hữu. Ông cổ võ cho việc sử dụng các cuộc thương thuyết trước khi sử dụng tới can thiệp quân sự.
Ông Ham hậu thuẫn cho một giải pháp do người Châu Phi lãnh đạo tại Mali, nhấn mạnh tới những thành công mới đây của quân đội Liên Hiệp Châu Phi và các binh sĩ Somali trong việc tái kiểm soát nhiều nơi tại Somali từ tay các phần tử tranh đấu al-Shabab. Ông nói rằng khuôn mẫu đó đã đặt al-Shabab phần lớn vào trạng thái tìm cách “sống còn.”
Các phiến quân Hồi Giáo và Tuareg chiếm quyền kiểm soát bắc Mali sau một cuộc đảo chánh lật đổ chánh phủ hồi tháng Ba. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang cân nhắc về một kế hoạch được Liên Hiệp Châu Phi và Cộng Đồng Kinh Tế các Nước Tây Phi hậu thuẫn để gởi 3300 binh sĩ tới tái chiếm vùng này.