Mỹ cảnh báo rằng tuyên bố về nhân quyền mới được ASEAN thông qua không đáp ứng những chuẩn mực quốc tế và có thể bị lợi dụng bởi những chính phủ độc tài trong khu vực.
Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã thông qua một tuyên bố không có tính ràng buộc với mục đích bảo đảm sự bảo vệ nhân quyền cho khoảng 600 triệu người sinh sống trong tổ chức khu vực gồm 10 quốc gia này.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gọi thỏa thuận này là một "diễn tiến rất quan trọng" và nói rằng các nước trong khu vực giờ đây đã cam kết theo đuổi "những chuẩn mực cao nhất."
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ nói cho biết họ "lo ngại sâu sắc" rằng tuyên bố này có thể "làm suy yếu và xói mòn" những nguyên tắc từ lâu được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland phê phán bản tuyên ngôn của ASEAN là dùng "’tính tương đối văn hóa’ nhằm ngụ ý rằng nhân quyền ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền của LHQ không áp dụng ở khắp mọi nơi."
Vấn đề gây tranh cãi là Điều 7 của tuyên ngôn, trong đó đó gợi ý rằng có những trường hợp ngoại lệ cho quốc gia hoặc khu vực trong việc thực thi nhân quyền dựa trên cơ sở "chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo."
Các nhóm nhân quyền nói rằng điều khoản này tạo ra kẽ hở để các chính phủ chuyên chế trong khu vực như Việt Nam và Campuchia có thể tránh né việc thực thi nhân quyền.
Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã thông qua một tuyên bố không có tính ràng buộc với mục đích bảo đảm sự bảo vệ nhân quyền cho khoảng 600 triệu người sinh sống trong tổ chức khu vực gồm 10 quốc gia này.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gọi thỏa thuận này là một "diễn tiến rất quan trọng" và nói rằng các nước trong khu vực giờ đây đã cam kết theo đuổi "những chuẩn mực cao nhất."
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ nói cho biết họ "lo ngại sâu sắc" rằng tuyên bố này có thể "làm suy yếu và xói mòn" những nguyên tắc từ lâu được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland phê phán bản tuyên ngôn của ASEAN là dùng "’tính tương đối văn hóa’ nhằm ngụ ý rằng nhân quyền ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền của LHQ không áp dụng ở khắp mọi nơi."
Vấn đề gây tranh cãi là Điều 7 của tuyên ngôn, trong đó đó gợi ý rằng có những trường hợp ngoại lệ cho quốc gia hoặc khu vực trong việc thực thi nhân quyền dựa trên cơ sở "chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo."
Các nhóm nhân quyền nói rằng điều khoản này tạo ra kẽ hở để các chính phủ chuyên chế trong khu vực như Việt Nam và Campuchia có thể tránh né việc thực thi nhân quyền.