SYDNEY —
Bộ Di trú Úc xác nhận 170 người xin tị nạn đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực tại một trại tạm giam ở Nauru. Những người bị giam nói rằng họ phản đối kế hoạch đưa họ tới một trại hẻo lánh ở Nam Thái bình dương trong lúc họ chờ đợi nhà chức trách xét đơn.
Hầu hết những người tham gia cuộc phản kháng là những người xin tị nạn đến từ Sri Lanka, Afghanistan, Iraq, Iran và Pakistan.
Họ đã được đưa đến Nauru, một đảo quốc tí hon ở Nam Thái bình dương gần Xích đạo, để vào một trại tạm giam do Úc bảo trợ.
Những người bị tạm giam cảm thấy tức giận về việc bị ép buộc tới một nơi hẻo lánh như vậy và cảm thấy lo lắng về điều mà họ nói là tiến độ chậm chạp của việc cứu xét đơn xin tị nạn của họ.
Các giới chức di trú nói rằng khoảng 170 người bị tạm giam đang tuyệt thực, nhưng những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn nói rằng số người tuyệt thực lên đến khoảng 270 người.
Ông Ian Rintoul, một giới chức của Liên minh Hành động cho Người Tị nạn Australia, nói rằng một người bị tạm giam đã tìm cách treo cổ tự vẫn và đã được nhân viên an ninh cứu sống:
"Họ cảm thấy tuyệt vọng. Họ đã nhìn thấy sự suy sụp sức khỏe tâm thần của những người khác. Tôi muốn nói tới việc cách nay hai ngày có một người đàn ông đã nhảy xuống từ cột cờ ở giữa trại giam với một tấm vải quấn quanh cổ."
Những người tị nạn ở trại Nauru hồi gần đây đã lập một trang Facebook để kêu gọi sự chú ý của công chúng nước Úc. Họ nói rằng “Chúng tôi không được đối xử công bằng. Điều này ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của chúng tôi. Sự thật cay đắng này hành hạ chúng tôi liên tục 24 giờ mỗi ngày.”
Những người phản kháng cho biết ít nhất 3 người tuyệt thực đã bất tỉnh trong cuộc tuyệt thực.
Chính phủ Úc hồi gần đây đã mở lại trại tạm giam ở Nauru để tìm cách ngăn chận làn sóng thuyền nhân tới Úc.
Việc có hàng ngàn di dân bất hợp lệ đến Úc đã trở thành một vấn đề chính trị gây chia rẽ ở nước này. Trong khi các nhà lãnh đạo Đảng Xanh chủ trương rằng tất cả những người xin tị nạn nên được xét đơn trên lãnh thổ Úc, chính phủ của đảng Lao động và phe đối lập có chủ trương bảo thủ lại nói rằng việc tiến hành thủ tục ở ngoài lãnh thổ Úc là một biện pháp ngăn chận có hiệu quả và sẽ làm cho những người muốn xin tị nạn không thực hiện những chuyến hải hành đầy nguy hiểm từ Indonesia và những nơi khác.
Một cơ sở hẻo lánh khác do Úc bảo trợ ở Papua New Guinea dự kiến sẽ được khai trương vào tuần sau.
Nước Úc tiếp nhận khoảng 13.000 người tị nạn mỗi năm dựa theo nhiều hiệp định quốc tế mà nước này đã ký kết.
Hầu hết những người tham gia cuộc phản kháng là những người xin tị nạn đến từ Sri Lanka, Afghanistan, Iraq, Iran và Pakistan.
Họ đã được đưa đến Nauru, một đảo quốc tí hon ở Nam Thái bình dương gần Xích đạo, để vào một trại tạm giam do Úc bảo trợ.
Những người bị tạm giam cảm thấy tức giận về việc bị ép buộc tới một nơi hẻo lánh như vậy và cảm thấy lo lắng về điều mà họ nói là tiến độ chậm chạp của việc cứu xét đơn xin tị nạn của họ.
Các giới chức di trú nói rằng khoảng 170 người bị tạm giam đang tuyệt thực, nhưng những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn nói rằng số người tuyệt thực lên đến khoảng 270 người.
Ông Ian Rintoul, một giới chức của Liên minh Hành động cho Người Tị nạn Australia, nói rằng một người bị tạm giam đã tìm cách treo cổ tự vẫn và đã được nhân viên an ninh cứu sống:
"Họ cảm thấy tuyệt vọng. Họ đã nhìn thấy sự suy sụp sức khỏe tâm thần của những người khác. Tôi muốn nói tới việc cách nay hai ngày có một người đàn ông đã nhảy xuống từ cột cờ ở giữa trại giam với một tấm vải quấn quanh cổ."
Những người tị nạn ở trại Nauru hồi gần đây đã lập một trang Facebook để kêu gọi sự chú ý của công chúng nước Úc. Họ nói rằng “Chúng tôi không được đối xử công bằng. Điều này ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của chúng tôi. Sự thật cay đắng này hành hạ chúng tôi liên tục 24 giờ mỗi ngày.”
Những người phản kháng cho biết ít nhất 3 người tuyệt thực đã bất tỉnh trong cuộc tuyệt thực.
Chính phủ Úc hồi gần đây đã mở lại trại tạm giam ở Nauru để tìm cách ngăn chận làn sóng thuyền nhân tới Úc.
Việc có hàng ngàn di dân bất hợp lệ đến Úc đã trở thành một vấn đề chính trị gây chia rẽ ở nước này. Trong khi các nhà lãnh đạo Đảng Xanh chủ trương rằng tất cả những người xin tị nạn nên được xét đơn trên lãnh thổ Úc, chính phủ của đảng Lao động và phe đối lập có chủ trương bảo thủ lại nói rằng việc tiến hành thủ tục ở ngoài lãnh thổ Úc là một biện pháp ngăn chận có hiệu quả và sẽ làm cho những người muốn xin tị nạn không thực hiện những chuyến hải hành đầy nguy hiểm từ Indonesia và những nơi khác.
Một cơ sở hẻo lánh khác do Úc bảo trợ ở Papua New Guinea dự kiến sẽ được khai trương vào tuần sau.
Nước Úc tiếp nhận khoảng 13.000 người tị nạn mỗi năm dựa theo nhiều hiệp định quốc tế mà nước này đã ký kết.