Đường dẫn truy cập

Người biểu tình thân Nga đối mặt với hạn chót để giao nộp vũ khí


Người biểu tình thân Nga đeo mặt nạ bảo vệ các rào chắn tại tòa nhà chính quyền khu vực ở Donetsk, Ukraine.
Người biểu tình thân Nga đeo mặt nạ bảo vệ các rào chắn tại tòa nhà chính quyền khu vực ở Donetsk, Ukraine.
Các phần tử ly khai thân Nga đang chiếm đóng các tòa nhà chính phủ ở Đông Ukraine phải đối mặt với hạn chót do chính phủ Ukraine ở Kyiv đưa ra, theo đó họ có tới hôm nay để giao nộp vũ khí.

Nhiều người đàn ông vũ trang hồi trong tuần đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở Luhansk và Donetsk, để đòi Ukraine phải cho phép một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập.

Chính phủ Ukraine đã đề nghị ân xá cho tất cả những người ra đầu hàng, nhưng đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu những người chiếm đóng không rời các tòa nhà chính phủ nội trong ngày hôm nay, thứ Sáu.

Trong cùng ngày, Thủ Tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gặp các thủ lãnh địa phương ở Donetsk, ông nói rằng ông cảm thấy lạc quan rằng tình trạng đối đầu tại đây có thể được giải quyết.

Ông Yatsenyuk nói ông muốn minh định rõ rằng chính phủ trung ương Ukraine không những sẵn sàng đối thoại với các khu vực, mà sẵn sàng thực thi những đòi hỏi và ước muốn hợp pháp của mọi công dân Ukraine. Ông cho biết là trong khuôn khổ một hiến pháp được sửa đổi, chính phủ Ukraine sẽ có khả năng thỏa mãn những đòi hỏi cụ thể của từng khu vực trong nước.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ đang chuẩn bị thực hiện những lời đe dọa sẽ dùng vũ lực để buộc những người chiếm đóng các tòa nhà chính phủ phải rời khỏi những nơi này. Và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy là những người biểu tình sắp sửa đầu hàng.

Một nhóm người biểu tình thân Nga sưởi ấm bên cạnh rào chắn phía trước lối vào một văn phòng chính phủ ở Luhansk, Ukraine, ngày 11/4/2014.
Một nhóm người biểu tình thân Nga sưởi ấm bên cạnh rào chắn phía trước lối vào một văn phòng chính phủ ở Luhansk, Ukraine, ngày 11/4/2014.
Tại Luhansk, một người biểu tình không muốn tiết lộ danh tính nói rằng nếu cảnh sát Ukraine tìm cách tống xuất những nhà hoạt động, thì tình hình chỉ trở nên tệ hại hơn.

Bà này nói rằng nhóm biểu tình sẽ ở đây cho tới phút cuối. Bà nói con cái của những người biểu tình đang làm việc trong các hầm mỏ, nhưng nếu cảnh sát tới các tòa nhà này để tống xuất những người biểu tình thì con cái của họ sẽ kéo tới đây. Bà tuyên bố nhóm biểu tình sẽ ở đây, dù cho họ có bị giết đi nữa.

Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy là các cư dân ở Đông Ukraine phần lớn chống đối bất cứ động thái nào để sáp nhập với Nga.

Trong khi đó, vẫn còn những mối quan ngại về việc Moscow có thể đang chuẩn bị xâm lăng miền đông Ukraine.

NATO hôm qua công bố những hình ảnh chụp từ trên không cho thấy 40,000 binh sĩ Nga, cùng với xe tăng và máy bay quân sự tập trung gần biên giới Ukraine.

Những bức ảnh đó được công bố cho các cơ quan truyền thông sau khi Nga liên tiếp trấn an rằng vụ triển khai lực lượng đó không có gì đáng lo ngại.
Ảnh chụp qua vệ tinh của công ty Mỹ DigitalGlobe cho thấy máy bay chiến đấu Su-27/30 Flanker của Nga. Đây là một trong nhiều bức ảnh NATO cung cấp cho AP cho thấy mấy chục xe tăng, xe thiết giap, máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới miền đông của Ukraine
Ảnh chụp qua vệ tinh của công ty Mỹ DigitalGlobe cho thấy máy bay chiến đấu Su-27/30 Flanker của Nga. Đây là một trong nhiều bức ảnh NATO cung cấp cho AP cho thấy mấy chục xe tăng, xe thiết giap, máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới miền đông của Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm nay tuyên bố ông sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán 4 bên về Ukraine với Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu Châu và chính phủ Ukraine ở Kyiv.

Tuy nhiên ông Lavrov nói rằng muốn xoa dịu căng thẳng, phương Tây phải ngưng các nỗ lực để “hợp thức hóa” những nhà lãnh đạo Ukraine thân Tây phương.

Ông Lavrov nói Nga tin là có thể giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng muốn thực hiện điều đó, điều cần thiết là phải ngưng đặt mọi người trước sự đã rồi, và phải ngưng những nỗ lực bằng mọi cách để hợp thức hóa “chính quyền Maidan.”

Chính phủ lâm thời Ukraine lên nắm quyền sau những cuộc biểu tình Maidan thân EU lật đổ các nhà lãnh đạo thân Nga hồi tháng Hai.

Một tháng sau đó, Moscow tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, một hành động đã đẩy Washington tới chỗ áp đặt các biện pháp chế tài đối với nước Nga.

Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu Nga không rút quân ra khỏi vùng biên giới.

Một thông báo của Tòa Bạch Ốc hôm qua nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh đang trong tư thế “sẵn sàng đối phó với bất cứ hành động leo thang nào khác của Nga, bằng cách áp đặt thêm các biện pháp chế tài.”

Bộ trưởng Tài chiùnh Mỹ Jack Lew nói với vị tương nhiệm Nga rằng ông hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những biện pháp chế tài “đáng kể”, nếu tình hình leo thang hơn nữa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG