Báo cáo viên đặc biệt nêu lên những lý do tại sao ông nghĩ là cuộc bầu cử quốc hội tại nước này sẽ không diễn ra theo cách đáng tin cậy:
“Tự do phát biểu, tự do hội họp và lập hội đã bị hạn chế thêm nữa qua việc thi hành luật bầu cử và những chỉ thị của Ủy Ban Bầu Cử. Không có việc phóng thích tù nhân lương tâm nào. Tôi xin nhắc lại, các điều kiện cho một cuộc bầu cử thật sự rất hạn chế trong những điều kiện hiện nay. Tiềm năng của cuộc bầu cử này để đem lại những thay đổi có ý nghĩa và cải thiện tình hình nhân quyền tại Miến Điện vẫn không chắc chắn.”
Ông Quintana, một chuyên gia độc lập và một luật sư bênh vực nhân quyền, cũng bày tỏ lo ngại là cuộc bầu cử không bao gồm đầy đủ các thành phần xã hội trong cuộc bầu cử sắp tới. Ông nói:
“Nếu muốn tiến trình hòa giải quốc gia có thể đạt được tiến bộ thì tiếng nói đại diện cho tất cả mọi thành phần xã hội đã bị gạt bỏ cần phải được lắng nghe.”
Ông nói, trong số đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ,; đảng này đã đạt thắng lợi lớn trong cuộc tuyển cử trước đây của Miến Điện vào năm 1990, nhưng chưa bao giờ được phép nắm quyền.
Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, bà Suu Kyi đã nhiều phen bị giam cầm. Án quản thúc tại gia của bà dự kiến sẽ chấm dứt mấy ngày sau cuộc bầu cử, và điều này khiến bà không thể nào tham gia bầu cử.
Báo Cáo Viên về Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đặc trách Miến Điện, ông Quintana, đã kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi cũng như hơn 2.000 tù nhân chính trị tại Miến.
Ông nói thêm công lý và buộc những kẻ làm sai trái phải chịu trách nhiệm là những điều thiết yếu để tiến trình hòa giải quốc gia cho bất kỳ bước chuyển tiếp tới dân chủ nào có thể thành công.
Theo ông, một ý tưởng khả thi là một Ủy Ban Điều Tra xem xét những tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. Ông nói:
“Một Ủy Ban Điều Tra không thể được coi là một phương cách trừng trị chính quyền Miến Điện, mà nên được xem như một công cụ khả dĩ giúp giải quyết tệ nạn phạm tội mà không bị trừng phạt và ngăn chặn những vi phạm nhân quyền trong tương lai.”
Ông Quintana cho biết khi ông đệ nạp bản phúc trình mới nhất của ông cho Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư, rất nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, đã tỏ ý hậu thuẫn cho một ý tưởng như vậy. Các nhóm nhân quyền cũng gấp rút kêu gọi việc hình thành một ủy ban như đã nêu trên.
Ông Quintana, đã đến Miến Điện ba lần, nhưng yêu cầu được viếng thăm mới nhất của ông trước cuộc bầu cử đã bị từ khước.
Tuy nhiên, ông ngợi khen tinh thần hợp tác của chính phủ Rangoon trong những cuộc viếng thăm trước. Ông nói trong thời gian đó ông đã được phép đến thăm các tù nhân chính trị, gặp đại diện các chính đảng và đi đến các vùng biên giới, kể cả các bang Rakhine và Kayin thuộc miền Bắc.
Hôm Thứ Năm, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Miến Điện cảnh báo rằng điều kiện cho cuộc bầu cử tự do, công bằng, và đáng tin cậy vào tháng tới tại đó rất “hạn chế.” Ông Tomas Ojea Quintana nói rằng, tiến trình bầu cử rất nhiều khuyết điểm tại Miến Điện.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1