Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giúp chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.
Ông Ban nói với các vị nguyên thủ quốc gia tại phiên khai mạc Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng ông trông đợi một nghị quyết “có tính bắt buộc và thực thi được” của Hội đồng Bảo an về thỏa thuận đòi Syria phải từ bỏ vũ khí hóa học.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với cuộc họp rằng một nghị quyết như thế phải bao gồm những hậu quả nếu chính phủ Syria không giữ lời cam kết theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul sau đó tuyên bố ông hy vọng thỏa thuận sẽ là bước đầu tiên trong việc bảo đảm loại trừ mọi vũ khí có sức tàn sánt hàng loạt ra khỏi vùng Trung Ðông. Nhưng ông nói thực là một điều đáng “hổ thẹn” khi Hội đồng Bảo an không duy trì được trách nhiệm đối với những người bị sát hại ở Syria.
Tổng thống Obama cũng nói ông đang chỉ thị cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao về chương trình hạt nhân của Iran. Ông Obama tuyên bố ông tin chắc rằng “phải thử nghiệm con đường ngoại giao.”
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói ông trông đợi “các hành động cụ thể” từ phía Iran để chứng tỏ họ sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ phát biểu với hội nghị vào xế ngày hôm nay, sau khi kêu gọi các nhà lãnh đạo Tây phuơng hôm thứ hai hãy giao tiếp với Iran và nới lỏng các biện pháp chế tài kinh tế đau đớn nhắm vào nước này. Ông Hollande cũng dự trù hội kiến nhà lãnh đạo Iran.
Ông Obama cho biết ông tin rằng Hoa Kỳ là “vô song” trong thiện chí đứng lên không phải vì quyền lợi riêng của mình mà vì quyền lợi của tất cả. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng mọi yếu tố trong khả năng của mình, kể cả lực lượng quân sự, để bảo đảm các quyền lợi ở Trung Ðông.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phát biểu sau khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, người đã nhắc lại các mối quan ngại của Brazil có liên quan đến những tiết lộ mới đây về việc các hành vi gián điệp mạng của Hoa Kỳ ở Brazil và các nước khác. Bà Rousseff nói đó là một “sự vi phạm luật quốc tế” và là một sự vi phạm nghiêm trọng các quyền và tự do của con người.” Bà gọi việc Hoa Kỳ khẳng định rằng họ ngăn chặn các dữ liệu để bảo vệ các quốc gia chống lại nạn khủng bố là “không hợp lý."
Nhà lãnh đạo Brazil kêu gọi có một khung sườn quốc tế để điều hành Internet.
Ông Ban nói với các vị nguyên thủ quốc gia tại phiên khai mạc Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng ông trông đợi một nghị quyết “có tính bắt buộc và thực thi được” của Hội đồng Bảo an về thỏa thuận đòi Syria phải từ bỏ vũ khí hóa học.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với cuộc họp rằng một nghị quyết như thế phải bao gồm những hậu quả nếu chính phủ Syria không giữ lời cam kết theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul sau đó tuyên bố ông hy vọng thỏa thuận sẽ là bước đầu tiên trong việc bảo đảm loại trừ mọi vũ khí có sức tàn sánt hàng loạt ra khỏi vùng Trung Ðông. Nhưng ông nói thực là một điều đáng “hổ thẹn” khi Hội đồng Bảo an không duy trì được trách nhiệm đối với những người bị sát hại ở Syria.
Tổng thống Obama cũng nói ông đang chỉ thị cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao về chương trình hạt nhân của Iran. Ông Obama tuyên bố ông tin chắc rằng “phải thử nghiệm con đường ngoại giao.”
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói ông trông đợi “các hành động cụ thể” từ phía Iran để chứng tỏ họ sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ phát biểu với hội nghị vào xế ngày hôm nay, sau khi kêu gọi các nhà lãnh đạo Tây phuơng hôm thứ hai hãy giao tiếp với Iran và nới lỏng các biện pháp chế tài kinh tế đau đớn nhắm vào nước này. Ông Hollande cũng dự trù hội kiến nhà lãnh đạo Iran.
Ông Obama cho biết ông tin rằng Hoa Kỳ là “vô song” trong thiện chí đứng lên không phải vì quyền lợi riêng của mình mà vì quyền lợi của tất cả. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng mọi yếu tố trong khả năng của mình, kể cả lực lượng quân sự, để bảo đảm các quyền lợi ở Trung Ðông.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phát biểu sau khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, người đã nhắc lại các mối quan ngại của Brazil có liên quan đến những tiết lộ mới đây về việc các hành vi gián điệp mạng của Hoa Kỳ ở Brazil và các nước khác. Bà Rousseff nói đó là một “sự vi phạm luật quốc tế” và là một sự vi phạm nghiêm trọng các quyền và tự do của con người.” Bà gọi việc Hoa Kỳ khẳng định rằng họ ngăn chặn các dữ liệu để bảo vệ các quốc gia chống lại nạn khủng bố là “không hợp lý."
Nhà lãnh đạo Brazil kêu gọi có một khung sườn quốc tế để điều hành Internet.