Một bản phúc trình mới của Liên Hiệp Quốc trình bày một hình ảnh khủng khiếp về những vụ vi phạm nhân quyền ở nuớc Cộng Hòa Trung Phi, hay CAR, trong đó có những vụ giết chóc, bắt cóc, tra tấn và cưỡng hiếp. Thông tín viên VOA Lisa Schlein tường trình từ trụ sở OHCHR ở Geneva rằng bản phúc trình của Văn phòng Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc OHCHR mô tả các diễn biến kể từ khi bùng nổ bạo động ở thủ đô Bangui và thị trấn Bossangoa miền bắc vào ngày 5 và 6 tháng 12.
Nhân viên Liên Hiệp Quốc đi tìm hiểu sự thực của đến thăm CAR tháng trước đã xác nhận có những vụ tàn sát ở quy mô lớn nhắm vào thường dân Cơ đốc giáo và Hồi giáo diễn ra vào ngày 5 và 6 tháng 12 ở Bangui và Bossangoa.
Liên Hiệp Quốc ước tính có 1.000 người ở Bangui không thôi đã bị sát hại trong 2 ngày bạo động.
Bạo động bắt đầu khi dân quân Cơ đốc giáo, gọi là phe chống balaka, đã tổ chức các vụ tấn công có phối hợp ở Bangui nhắm vào các lực lượng Hồi giáo trước đây từng thuộc liên minh nổi dậy Seleka. Các vụ tấn công đã châm ngòi cho một loạt trả thù của cả hai bên, leo thang thành bạo động phe phái giữa thường dân Hồi giáo và Cơ đốc giáo ở thủ đô và các nơi khác trong nước.
Phát ngôn viên nhân quyền Rupert Colville cho hay những vụ sát hại tiếp tục ở Bangui và các nơi khác sau đợt tấn công ban đầu. Ông nói:
“Kể từ cuối giai đoạn đầu giao tranh ác liệt đó vào ngày 5 và 6 tháng 12, các vụ xung đột lẻ tẻ tiếp tục, đưa đến nhiều vụ trả đũa qua lại giết thường dân Hồi giáo và Cơ đốc giáo, nhất là ở Bangui, mà còn ở những nơi khác trong nước, như các quận Ouham và Nana-Mambere.”
Ngoài những vụ giết chóc và các vụ tấn công trã đũa tiếp theo, phái bộ Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được nhiều báo cáo về những vụ bạo động tính dục, tra tấn, cố ý làm cho mất tích, bắt bớ và giam giữ độc đoán.
Bản phúc trình cũng ghi nhận những vụ cướp bóc và phá hoại tài sản tràn lan, kể cả việc cố ý đốt nhà thường dân và đốt phá đền chùa.
Ông Colville nói toán công tác tìm hiểu sự thực báo cáo đã nhận được nhiều lời khai xác nhận một số thủ phạm Seleka trước đây là người mang quốc tịch Chad. Ông cho biết:
“Các nhân chứng liên tục báo cáo rằng các phần tử cựu Seleka, đeo băng tay của nhân viên gìn giữ hòa bình Chad trước đây, đã đi từ nhà này đến nhà kia để lùng bắt các phần tử chống Balaka, bắn giết thường dân. Toán công tác cũng nói họ đã nhận được những lời khai đáng tin cậy về xung đột giữa một số phần tự FOMAC người Chad và cựu Seleka.”
Hơn 1 triệu cư dân CAR đã bị thất tán kể từ khi phiến quân Seleka phát động cuộc tấn công vào tháng 12 năm 2012.
Nước này đã lâm vào tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn kể từ lúc phiến quân chiếm thủ đô Bangui hồi tháng 3, buộc Tổng thống Francois Bozize phải bỏ chạy khỏi nước.
Hôm thứ sáu, tổng thống Hồi giáo đầu tiên của CAR, ông Michel Djotodia, đã từ chức dưới áp lực mạnh của quốc tế. Cư dân hy vọng chính phủ lâm thời vừa được bổ nhiệm sẽ lãnh đạo đất nước trở lại hòa bình.
Nhưng vãn hồi hòa bình đòi hỏi nhiều hơn là hy vọng. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay, nói tình trạng vô luật pháp và các vụ vi phạm nhân quyền được phái bộ tìm hiểu sự thực nêu bật xác nhận sự cần thiết phải hành động cấp bách và có trách nhiệm.
Nhân viên Liên Hiệp Quốc đi tìm hiểu sự thực của đến thăm CAR tháng trước đã xác nhận có những vụ tàn sát ở quy mô lớn nhắm vào thường dân Cơ đốc giáo và Hồi giáo diễn ra vào ngày 5 và 6 tháng 12 ở Bangui và Bossangoa.
Liên Hiệp Quốc ước tính có 1.000 người ở Bangui không thôi đã bị sát hại trong 2 ngày bạo động.
Bạo động bắt đầu khi dân quân Cơ đốc giáo, gọi là phe chống balaka, đã tổ chức các vụ tấn công có phối hợp ở Bangui nhắm vào các lực lượng Hồi giáo trước đây từng thuộc liên minh nổi dậy Seleka. Các vụ tấn công đã châm ngòi cho một loạt trả thù của cả hai bên, leo thang thành bạo động phe phái giữa thường dân Hồi giáo và Cơ đốc giáo ở thủ đô và các nơi khác trong nước.
Phát ngôn viên nhân quyền Rupert Colville cho hay những vụ sát hại tiếp tục ở Bangui và các nơi khác sau đợt tấn công ban đầu. Ông nói:
“Kể từ cuối giai đoạn đầu giao tranh ác liệt đó vào ngày 5 và 6 tháng 12, các vụ xung đột lẻ tẻ tiếp tục, đưa đến nhiều vụ trả đũa qua lại giết thường dân Hồi giáo và Cơ đốc giáo, nhất là ở Bangui, mà còn ở những nơi khác trong nước, như các quận Ouham và Nana-Mambere.”
Ngoài những vụ giết chóc và các vụ tấn công trã đũa tiếp theo, phái bộ Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được nhiều báo cáo về những vụ bạo động tính dục, tra tấn, cố ý làm cho mất tích, bắt bớ và giam giữ độc đoán.
Bản phúc trình cũng ghi nhận những vụ cướp bóc và phá hoại tài sản tràn lan, kể cả việc cố ý đốt nhà thường dân và đốt phá đền chùa.
Ông Colville nói toán công tác tìm hiểu sự thực báo cáo đã nhận được nhiều lời khai xác nhận một số thủ phạm Seleka trước đây là người mang quốc tịch Chad. Ông cho biết:
“Các nhân chứng liên tục báo cáo rằng các phần tử cựu Seleka, đeo băng tay của nhân viên gìn giữ hòa bình Chad trước đây, đã đi từ nhà này đến nhà kia để lùng bắt các phần tử chống Balaka, bắn giết thường dân. Toán công tác cũng nói họ đã nhận được những lời khai đáng tin cậy về xung đột giữa một số phần tự FOMAC người Chad và cựu Seleka.”
Hơn 1 triệu cư dân CAR đã bị thất tán kể từ khi phiến quân Seleka phát động cuộc tấn công vào tháng 12 năm 2012.
Nước này đã lâm vào tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn kể từ lúc phiến quân chiếm thủ đô Bangui hồi tháng 3, buộc Tổng thống Francois Bozize phải bỏ chạy khỏi nước.
Hôm thứ sáu, tổng thống Hồi giáo đầu tiên của CAR, ông Michel Djotodia, đã từ chức dưới áp lực mạnh của quốc tế. Cư dân hy vọng chính phủ lâm thời vừa được bổ nhiệm sẽ lãnh đạo đất nước trở lại hòa bình.
Nhưng vãn hồi hòa bình đòi hỏi nhiều hơn là hy vọng. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay, nói tình trạng vô luật pháp và các vụ vi phạm nhân quyền được phái bộ tìm hiểu sự thực nêu bật xác nhận sự cần thiết phải hành động cấp bách và có trách nhiệm.