Đường dẫn truy cập

Tướng Trung Quốc ‘bất ngờ rời Việt Nam’?


Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Giới quan sát nhận định rằng việc một quan chức quốc phòng Trung Quốc “bất ngờ rời Việt Nam” sau khi có tuyên bố cứng rắn khi tới Hà Nội cho thấy dường như “sóng gió đang nổi lên” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Báo chí trong nước đưa tin, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Việt Nam từ ngày 18 rồi dự kiến cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch “đồng chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”. Tuy nhiên, theo giới quan sát, ông Phạm “đã cắt ngắn chuyến thăm và rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6”.

VOA Việt Ngữ đã tìm hiểu trên báo chí Việt Nam thì thấy rằng trong ngày 18/6, quan chức quốc phòng Trung Quốc này có một loạt các cuộc gặp cấp cao với ba quan chức trong “tứ trụ” của Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phạm cũng hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch. Sau đó, truyền thông trong nước không thấy đăng tải về hoạt động tiếp theo của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc theo như dự kiến.

Một thông báo ngắn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết rằng Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc".

Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.
Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.

​Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore gọi việc ông Phạm rời Việt Nam sớm là “quyết định bất ngờ”, và rằng đó có thể là “chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng “từ sau khủng hoảng giàn khoan năm 2014, quan hệ Việt – Trung đã có những bước cải thiện đáng kể”, và Hà Nội “cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản”.

“Quan trọng hơn, các sáng kiến hợp tác quốc phòng chi tiết giữa Việt Nam và hai cường quốc cũng đã được nêu bật trong các tuyên bố chung của hai chuyến thăm. Các tuyên bố này cũng nhấn mạnh lập trường chung của Việt Nam với hai cường quốc về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải”, tiến sĩ Hiệp viết trên trang ISEAS.

Nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế này cho rằng những diễn tiến trên “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu” và “có thể đóng một vai trò nào đó” trong vụ về nước sớm của tướng Phạm.

Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.
Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.

​“Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới”, tiến sĩ Hiệp nhận định.

Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói.

Trong bài tường thuật về chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tân Hoa Xã nêu một chi tiết đáng chú ý, đó là việc ông Phạm tuyên bố trong cuộc gặp cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng “Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. Đây là lần đầu tiên truyền thông đưa tin về tuyên bố như vậy của quan chức Trung Quốc với Việt Nam.

Hôm 21/6, VOA Việt Ngữ đã gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi xem có đúng là ông Phạm tuyên bố như vậy với ông Lịch hay không, và nếu đúng, thì phản ứng của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ra sao, nhưng tới tối cùng ngày vẫn chưa nhận được hồi đáp.

Hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố như vậy khi trả lời tờ the Wall Street Journal. Đáp lại, trả lời VOA tiếng Việt, Chủ tịch Việt Nam khi ấy, ông Trương Tấn Sang, nói rằng rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình khi tới Mỹ.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình khi tới Mỹ.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt".

Ông Sang nói thêm: "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình.
Global Times bình luận.

Đúng ngày ông Phạm Trường Long hội đàm với các quan chức hàng đầu của Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo có tư tưởng dân tộc của Trung Quốc đăng một bài xã luận trong đó nhắc tới chuyến thăm Mỹ và Nhật của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Bài báo có đoạn: “Các chuyến thăm liên tiếp tới Mỹ và Nhật Bản cho thấy sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực”.

Hoàn cầu Thời báo viết tiếp rằng “đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình”.

Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt - Trung?
Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt - Trung?

Bài bình luận có đoạn viết tiếp: “Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam]”.

... cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam].
Tờ Hoàn cầu Thời báo viết.

Trong một diễn biến liên quan khác, hôm 20/6, báo Thanh Niên của Việt Nam đã rút một bản tin ngắn, trong đó nói rằng giàn khoan của Trung Quốc “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định, nhưng không đính chính việc gỡ bỏ bài viết này.

Cục hải sự Trung Quốc hôm 16/6 thông báo rằng giàn khoan mà Việt Nam gọi là Hải dương 981 “sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay”.

Tướng Trung Quốc ‘bất ngờ rời Việt Nam’?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:51 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG