Đường dẫn truy cập

Việt, Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng đối phó với TQ


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang gặp ở Hà Nội tháng 9/2016
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang gặp ở Hà Nội tháng 9/2016

Hợp tác quốc phòng và an ninh hàng hải dự kiến sẽ đứng đầu nghị trình chuyến thăm ba ngày tới Ấn Độ trong tuần này của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, vào lúc cả hai nước cùng tăng cường quan hệ đối tác để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Quang bắt đầu thăm Ấn Độ hôm 2/3, và dự kiến sẽ họp thượng đỉnh với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông cũng sẽ gặp các thành viên khác của chính phủ.

Người ta hiểu rằng Biển Đông sẽ là một chủ đề thảo luận chính, là vấn đề "vẫn còn rất phức tạp", theo lời Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành được báo chí Ấn Độ trích dẫn. Hai nước cũng dự kiến sẽ ký một hiệp định về hợp tác hạt nhân dân sự và thảo luận cách thức để tăng cường quan hệ thương mại.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Ấn Độ PTI trước chuyến thăm, ông Quang kêu gọi tăng cường quan hệ hàng hải giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời xác định quốc phòng, an ninh và thương mại là những lĩnh vực hợp tác chiến lược hiệu quả.

Một số người ở Ấn Độ coi Việt Nam là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc, đồng thời cảm thấy Hà Nội cũng cần New Delhi để bảo vệ lợi ích của mình.

Ông Pankaj Jha, giáo sư ngành nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, nói: "Việt Nam gắn kết với Ấn Độ theo một cách thức cởi mở hơn, do có quan ngại [về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc], với an ninh hàng hải, công nghệ quốc phòng, sản xuất quốc phòng và cấp tín dụng" là những lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ song phương.

Vị giáo sư này hiện làm việc tại Đại học OP Jindal Global, một đại học tư, và là cựu giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Ấn Độ về Các vấn đề Thế giới.

Giáo sư Jha nói ở Biển Đông, Việt Nam có cơ sở hạ tầng tối thiểu và muốn có hoạt động huấn luyện, trang thiết bị và trợ giúp từ Ấn Độ. "Họ muốn có khả năng giám sát điện tử ở các đảo để có thể tự báo trước cho bản thân trong trường hợp Trung Quốc có hành động phiêu lưu", ông Jha nói.

Việt Nam, theo ông, cũng có liên hệ ở mức độ nhất định đến “bộ tứ” – là nhóm đối thoại an ninh 4 bên gồm Ấn Độ, Nhật, Úc và Mỹ. "Nhóm bộ tứ là một sự bảo hiểm trước bất kỳ cuộc phiêu lưu nào của Trung Quốc. Với việc Nhật Bản và Ấn Độ [hai nước mà Hà Nội có quan hệ thân thiết] là thành phần bộ tứ, Việt Nam có triển vọng rất tích cực trong tương lai".

Ấn Độ cũng quan ngại về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương, và đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ và Nhật Bản, dường như để chống lại nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc.

Sau chuyến thăm của ông Quang, Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân 8 ngày do Ấn Độ tổ chức từ ngày 6/3. Các bên tham gia sự kiện hai năm một lần này ở quần đảo Andaman và Nicobar còn bao gồm Úc, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia và Campuchia.

(Nikkei, Hindustan Times)

Việt-Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng đối phó với TQ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:00 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG