Hôm thứ Sáu, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tập trung tại Hà Nội để đánh dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris, bước cuối cùng của các cuộc đàm phán khổ cực giúp chấm dứt sự can dự quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hàng ngàn người đã tụ tập ở Hà Nội để kỷ niệm hiệp định ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt nhiều năm chiến tranh với người Mỹ và tạm thời ngưng tiếng súng giữa hai miền Nam Bắc.
Lên tiếng trước các đảng viên cộng sản có mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi các cuộc đàm phán là “cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất của Việt Nam.”
Sau màn vũ diễn lại các chiến thắng của cộng sản trong thời chiến, ông Sang nói rằng hiệp định này thể hiện chiến thắng ngoại giao của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ.
Hiệp định bắt đầu đàm phán tại Paris ngày 10 tháng 5 năm 1968, bấy giờ phái đoàn Mỹ hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng.
Thay vào đó, các buổi họp cứ kéo dài lê thê trong 5 năm, trong thời gian này, cường độ chiến tranh ngày càng leo thang, vì đôi bên đều dùng chiến thuật “vừa đánh vừa đàm,” hy vọng biến các thành tích trên chiến trường thành lợi thế mặc cả.
Phía cộng sản vẫn thản nhiên kéo dài thời gian trong lúc phía Mỹ bị suy yếu vì phong trào phản chiến và cắt giảm quân số hết năm này qua năm khác, ảnh hưởng ngoại giao bị giảm sút.
Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, một trong những nhà đàm phán then chốt của hiệp định này, gọi hiệp định là “một thắng lợi chiến lược dẫn đến đại thắng năm 1975, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.”
Hiệp định buộc tất cả các bên ngưng bắn và phía Mỹ hứa rút binh sĩ trong vòng 60 ngày để tù binh của họ được trả tự do.
Hai miền Việt Nam cũng đồng ý làm việc ôn hòa với nhau để tiến tới thống nhất đất nước.
Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 nhưng ông Thọ từ chối, lấy lý do đất nước chưa yên.
Vì không thu xếp được một giải pháp chính trị, tiếng súng lại nổ ra, Hà Nội vi phạm hiệp định, đưa quân chính quy vào miền Nam.
Năm 1975, bộ đội cộng sản tràn vào miền Nam, chiếm được Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, chấm dứt cuộc chiến làm tiêu hao 58.000 sinh mạng người Mỹ và khoảng 3 triệu sinh mạng người Việt.
Nguồn: AFP, Bangkok Post
Hàng ngàn người đã tụ tập ở Hà Nội để kỷ niệm hiệp định ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt nhiều năm chiến tranh với người Mỹ và tạm thời ngưng tiếng súng giữa hai miền Nam Bắc.
Lên tiếng trước các đảng viên cộng sản có mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi các cuộc đàm phán là “cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất của Việt Nam.”
Sau màn vũ diễn lại các chiến thắng của cộng sản trong thời chiến, ông Sang nói rằng hiệp định này thể hiện chiến thắng ngoại giao của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ.
Hiệp định bắt đầu đàm phán tại Paris ngày 10 tháng 5 năm 1968, bấy giờ phái đoàn Mỹ hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng.
Thay vào đó, các buổi họp cứ kéo dài lê thê trong 5 năm, trong thời gian này, cường độ chiến tranh ngày càng leo thang, vì đôi bên đều dùng chiến thuật “vừa đánh vừa đàm,” hy vọng biến các thành tích trên chiến trường thành lợi thế mặc cả.
Phía cộng sản vẫn thản nhiên kéo dài thời gian trong lúc phía Mỹ bị suy yếu vì phong trào phản chiến và cắt giảm quân số hết năm này qua năm khác, ảnh hưởng ngoại giao bị giảm sút.
Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, một trong những nhà đàm phán then chốt của hiệp định này, gọi hiệp định là “một thắng lợi chiến lược dẫn đến đại thắng năm 1975, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.”
Hiệp định buộc tất cả các bên ngưng bắn và phía Mỹ hứa rút binh sĩ trong vòng 60 ngày để tù binh của họ được trả tự do.
Hai miền Việt Nam cũng đồng ý làm việc ôn hòa với nhau để tiến tới thống nhất đất nước.
Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 nhưng ông Thọ từ chối, lấy lý do đất nước chưa yên.
Vì không thu xếp được một giải pháp chính trị, tiếng súng lại nổ ra, Hà Nội vi phạm hiệp định, đưa quân chính quy vào miền Nam.
Năm 1975, bộ đội cộng sản tràn vào miền Nam, chiếm được Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, chấm dứt cuộc chiến làm tiêu hao 58.000 sinh mạng người Mỹ và khoảng 3 triệu sinh mạng người Việt.
Nguồn: AFP, Bangkok Post