Việt Nam đột ngột không tham gia ký kết thỏa thuận về thực thi luật và đa dạng sinh học với Nam Phi nhằm xử lý nạn săn bắt trộm tê giác đang leo thang tại Nam Phi xuất phát từ các nhu cầu ở Việt Nam và các nước Châu Á.
Truyền thông tại Nam Phi ngày 19/10 đồng loạt đưa tin rằng theo lịch trình, hai nước sẽ ký bản ghi nhớ đã thương thảo từ hơn một năm qua tại một hội nghị đa dạng sinh học quốc tế kết thúc hôm nay ở Hyderabad, Ấn Độ.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Albi Modise của Bộ chuyên trách các vấn đề về Môi trường của Nam Phi cho báo chí biết lễ ký kết đã bị hủy với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Lê Lương Minh, không thể tham dự hội nghị ở Ấn.
Ông Modise xác nhận rằng Bộ trưởng về Nước và các vấn đề Môi trường của Nam Phi, Edna Molewa, có mặt tại hội nghị nhưng không cho biết cụ thể lý do vì sao Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam vắng mặt.
Nam Phi cho hay các cuộc thảo luận với Việt Nam về ngăn chặn nạn săn bắt trộm tê giác sẽ tiếp tục với hy vọng là bản ghi nhớ sẽ được đôi bên ký kết trước cuối năm nay.
Diễn tiến này xảy ra giữa lúc Nam Phi cảnh báo nạn săn bắt trộm tê giác tại nước này đã lên tới mức kỷ lục, với 455 con tê giác bị giết hại kể từ đầu năm tới nay so với con số 448 của cả năm ngoái.
Việt Nam được xem là quốc gia tiêu thụ chính của mặt hàng sừng tê giác Nam Phi. Tuy nhiên, dường như Hà Nội vẫn lưỡng lự trong việc hợp tác với Nam Phi trong lĩnh vực chống tệ nạn mua bán sừng tê giác bất hợp pháp.
Từ tháng tư năm nay, Bộ Môi trường Nam Phi đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiến hành điều tra để xác định rằng số sừng tê giác trắng của Nam Phi tại Việt Nam vẫn còn nằm trong tay của những kẻ săn bắt trộm.
Tuần này, Bộ Môi trường Nam Phi cho biết chính quyền Việt Nam vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng nào như đề nghị. Phía Việt Nam nói chưa thể tiến hành điều tra cho tới cuối năm nay.
Gần đây, công luận tại Việt Nam đang xôn xao về vụ ông Trầm Bê, Phó Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, loan báo bị mất chiếc sừng trên con tê giác mà ông trưng bày ngay trong nhà riêng của mình.
Trước đây, một cán bộ sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, bà Vũ Mộc Anh, từng bị Bộ Ngoại giao cho triệu hồi sau khi bà xuất hiện trong đoạn băng của truyền hình Nam Phi ghi lại cảnh mua bán sừng tê giác ngay trước cửa cơ quan đại diện của Việt Nam ở Nam Phi.
Sừng tê giác được sử dụng tại Việt Nam như một phương thuốc quý giá để chữa các căn bệnh nan y bao gồm ung thư. Ngày nay, sừng tê giác hay cao hổ cốt nằm trong danh sách các mặt hàng đắt tiền thường được dùng làm tặng phẩm hối lộ quan chức cấp cao ở Việt Nam.
Nguồn: Mail and Guardian/ The Citizen/Business Day Live
Truyền thông tại Nam Phi ngày 19/10 đồng loạt đưa tin rằng theo lịch trình, hai nước sẽ ký bản ghi nhớ đã thương thảo từ hơn một năm qua tại một hội nghị đa dạng sinh học quốc tế kết thúc hôm nay ở Hyderabad, Ấn Độ.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Albi Modise của Bộ chuyên trách các vấn đề về Môi trường của Nam Phi cho báo chí biết lễ ký kết đã bị hủy với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Lê Lương Minh, không thể tham dự hội nghị ở Ấn.
Ông Modise xác nhận rằng Bộ trưởng về Nước và các vấn đề Môi trường của Nam Phi, Edna Molewa, có mặt tại hội nghị nhưng không cho biết cụ thể lý do vì sao Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam vắng mặt.
Nam Phi cho hay các cuộc thảo luận với Việt Nam về ngăn chặn nạn săn bắt trộm tê giác sẽ tiếp tục với hy vọng là bản ghi nhớ sẽ được đôi bên ký kết trước cuối năm nay.
Diễn tiến này xảy ra giữa lúc Nam Phi cảnh báo nạn săn bắt trộm tê giác tại nước này đã lên tới mức kỷ lục, với 455 con tê giác bị giết hại kể từ đầu năm tới nay so với con số 448 của cả năm ngoái.
Việt Nam được xem là quốc gia tiêu thụ chính của mặt hàng sừng tê giác Nam Phi. Tuy nhiên, dường như Hà Nội vẫn lưỡng lự trong việc hợp tác với Nam Phi trong lĩnh vực chống tệ nạn mua bán sừng tê giác bất hợp pháp.
Từ tháng tư năm nay, Bộ Môi trường Nam Phi đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiến hành điều tra để xác định rằng số sừng tê giác trắng của Nam Phi tại Việt Nam vẫn còn nằm trong tay của những kẻ săn bắt trộm.
Tuần này, Bộ Môi trường Nam Phi cho biết chính quyền Việt Nam vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng nào như đề nghị. Phía Việt Nam nói chưa thể tiến hành điều tra cho tới cuối năm nay.
Gần đây, công luận tại Việt Nam đang xôn xao về vụ ông Trầm Bê, Phó Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, loan báo bị mất chiếc sừng trên con tê giác mà ông trưng bày ngay trong nhà riêng của mình.
Trước đây, một cán bộ sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, bà Vũ Mộc Anh, từng bị Bộ Ngoại giao cho triệu hồi sau khi bà xuất hiện trong đoạn băng của truyền hình Nam Phi ghi lại cảnh mua bán sừng tê giác ngay trước cửa cơ quan đại diện của Việt Nam ở Nam Phi.
Sừng tê giác được sử dụng tại Việt Nam như một phương thuốc quý giá để chữa các căn bệnh nan y bao gồm ung thư. Ngày nay, sừng tê giác hay cao hổ cốt nằm trong danh sách các mặt hàng đắt tiền thường được dùng làm tặng phẩm hối lộ quan chức cấp cao ở Việt Nam.
Nguồn: Mail and Guardian/ The Citizen/Business Day Live