Đường dẫn truy cập

Việt Nam cùng 3 nước khác ngăn HĐBA LHQ lên án đảo chính ở Myanmar


Cảnh sát chống bạo động cầm giữ một người biểu ình ở thị trấn Tharkata, ngoại ô Yangon, Myanmar, hôm 6/3/2021. Đặc sứ LHQ về Myanma kêu gọi Hội đồng Bảo An hãy khẩn cấp can thiệp. (AP)
Cảnh sát chống bạo động cầm giữ một người biểu ình ở thị trấn Tharkata, ngoại ô Yangon, Myanmar, hôm 6/3/2021. Đặc sứ LHQ về Myanma kêu gọi Hội đồng Bảo An hãy khẩn cấp can thiệp. (AP)

Việt Nam là một trong 4 nước vừa ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra thông cáo lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.

Hôm 10/3, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không đạt được đồng thuận để ra tuyên bố lên án vụ đảo chính quân sự, kêu gọi quân đội Myanmar tự chế, đồng thời đe dọa sẽ xem xét “các biện pháp triệt để hơn”.

Các nhà ngoại giao cho biết 4 nước gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam vào chiều tối thứ Ba, đề nghị sửa đổi bản thảo tuyên bố do Anh quốc soạn, yêu cầu không đề cập tới đảo chính, và rút lại lời đe dọa sẽ có biện pháp tiếp theo, hãng tin Reuters đưa tin.

Những thông cáo như thế này thường phải có sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hiện có 15 nước thành viên.

Hồi tháng trước, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp do quân đội ban hành, và kêu gọi quân đội trả tự do cho những người bị bắt giữ, nhưng cũng không lên án cuộc đảo chánh do sự chống đối của Nga và Trung Quốc.

“Mỗi nước thành viên đều đóng một vai trò, trong tư cách cá nhân hoặc thành viên của tập thể. Về phương diện tập thể, chúng tôi luôn trông đợi ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một tiếng nói mạnh đi kèm với hành động”, người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói với giới truyền thông sớm hồi đầu ngày 9/3.

Thông cáo dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà Reuters được xem qua hôm thứ Ba, kêu gọi “quân đội Myanmar hãy tự chế tối đa, nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an đang theo sát các diễn biến, và tuyên bố sẵn sàng cân nhắc các biện pháp gắt gao hơn”.

Nhưng vì sự chống đối của Việt Nam và 3 nước khác nêu trên, các nhà ngoại giao nói khó thấy xảy ra việc cứu xét các biện pháp trừng phạt trong nay mai, bởi vì các biện pháp đó có khả năng bị Trung Quốc và Nga chống đối. Nga là một nước có quyền phủ quyết, cùng với Hoa Kỳ, Pháp và Anh.

Việt Nam, thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là nước đầu tư lớn vào Myanmar. Hiện có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn tại Myanmar, theo Nikkei Asia, trong số này có những tập đoàn lớn như Viettel, Vietnam Airlines, Hoàng Anh Gia Lai, ngân hàng BIDV… với tổng đầu tư hơn 2,2 tỉ đôla theo các số liệu năm 2019.

Công ty viễn thông Viettel chẳng hạn là một công ty liên doanh giữa quân đội Miến Điện và quân đội Việt Nam.

VOA Express

XS
SM
MD
LG