Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua, trong đó nêu lên các thành tựu và cũng không ít các thách thức.
Phúc trình của Ngân hàng Thế giới nhận định rằng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định với mức lạm phát ở mức vừa phải (6,7%) trong tháng Sáu năm 2013.
Ngoài ra, theo báo cáo, tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài; dự trữ ngoại hối được cải thiện; mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện; cán cân đối ngoại được cải thiện; mức cạnh tranh mạnh hơn các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Thế giới tại cũng chỉ ra những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam như có mức tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80.
Tăng trưởng GDP tăng 5,2% trong năm 2012, tức mức tăng thấp nhất kể từ năm 1998.
Báo cáo viết: “Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua”.
Ngoài ra, mức nhập khẩu tăng chậm, giảm 7% trong năm 2012, và điều này cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.
Thêm nữa, tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi: tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch.
Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8 % GDP năm 2012.
Một vấn đề khác là cải cách cơ cấu chậm, và quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt, và khu vực tài chính - ngân hàng vẫn còn mong manh tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện.
Một số rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam cũng được nêu ra như việc tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhận định này mô tả đúng bức tranh, tức là tình hình kinh tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
“Nhưng mà từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng. Cho nên hiện nay, người ta nói đến một cái khả năng hơn là một cái định hướng của chính phủ, cái khả năng người ta e ngại chính sách tiền tệ chứ không phải nói đấy là một định hướng chính sách. Mà tôi thì tôi hiểu rằng là chính phủ hiện nay nhận thức được khó khăn đấy và đang cố gắng để giữ mục tiêu là ưu tiên cho ổn định, chứ không phải là ưu tiên cho tăng trưởng”.
Một rủi ro khác mà phúc trình của Ngân hàng Thế giới nêu ra là việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.
Ông Thiên cho biết ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
“Bây giờ Việt Nam có mục tiêu cải cách cơ cấu, tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng cách đây 3 năm rồi nhưng mà những bước tiến đạt được tương đối chậm vì những lý do là những khó khăn ngắn hạn tương đối gay gắt cho nên là phải tập trung xử lý những cái đó. Nhưng mà hiện nay có lẽ rằng là chính phủ và nói chung là những cơ quan có thẩm quyền cũng đều nhận thức được là không thể trì hoãn vấn đề cải cách cơ cấu, và những cái ưu tiên dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những nền tảng để thực hiện điều đó không dễ dàng chút nào. Cho nên cải cách cơ cấu thì không thể sốt ruột được. Hiện nay tôi nghĩ rằng là cần phải thực tế và bình tĩnh hơn trong cái điều kiện khác với điều kiện thực tế, chứ không phải là cứ ngồi ở ngoài bình luận không thì nó dễ không chính xác”.
Phúc trình của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam dự báo mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào mức 5,3% trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát được dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.
Phúc trình của Ngân hàng Thế giới nhận định rằng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định với mức lạm phát ở mức vừa phải (6,7%) trong tháng Sáu năm 2013.
Ngoài ra, theo báo cáo, tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài; dự trữ ngoại hối được cải thiện; mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện; cán cân đối ngoại được cải thiện; mức cạnh tranh mạnh hơn các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Thế giới tại cũng chỉ ra những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam như có mức tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80.
Tăng trưởng GDP tăng 5,2% trong năm 2012, tức mức tăng thấp nhất kể từ năm 1998.
Báo cáo viết: “Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua”.
Ngoài ra, mức nhập khẩu tăng chậm, giảm 7% trong năm 2012, và điều này cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.
Thêm nữa, tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi: tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch.
Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8 % GDP năm 2012.
Một vấn đề khác là cải cách cơ cấu chậm, và quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt, và khu vực tài chính - ngân hàng vẫn còn mong manh tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện.
...từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng...Ông Trần Ðình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhận định này mô tả đúng bức tranh, tức là tình hình kinh tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
“Nhưng mà từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng. Cho nên hiện nay, người ta nói đến một cái khả năng hơn là một cái định hướng của chính phủ, cái khả năng người ta e ngại chính sách tiền tệ chứ không phải nói đấy là một định hướng chính sách. Mà tôi thì tôi hiểu rằng là chính phủ hiện nay nhận thức được khó khăn đấy và đang cố gắng để giữ mục tiêu là ưu tiên cho ổn định, chứ không phải là ưu tiên cho tăng trưởng”.
Một rủi ro khác mà phúc trình của Ngân hàng Thế giới nêu ra là việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.
Ông Thiên cho biết ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
“Bây giờ Việt Nam có mục tiêu cải cách cơ cấu, tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng cách đây 3 năm rồi nhưng mà những bước tiến đạt được tương đối chậm vì những lý do là những khó khăn ngắn hạn tương đối gay gắt cho nên là phải tập trung xử lý những cái đó. Nhưng mà hiện nay có lẽ rằng là chính phủ và nói chung là những cơ quan có thẩm quyền cũng đều nhận thức được là không thể trì hoãn vấn đề cải cách cơ cấu, và những cái ưu tiên dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những nền tảng để thực hiện điều đó không dễ dàng chút nào. Cho nên cải cách cơ cấu thì không thể sốt ruột được. Hiện nay tôi nghĩ rằng là cần phải thực tế và bình tĩnh hơn trong cái điều kiện khác với điều kiện thực tế, chứ không phải là cứ ngồi ở ngoài bình luận không thì nó dễ không chính xác”.
Phúc trình của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam dự báo mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào mức 5,3% trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát được dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.