Việt Nam một lần nữa lại cố gắng đẩy mạnh tiến trình tư hữu hóa các công ty quốc doanh.
Ngân hàng Credit Suisse và Việt Nam vừa ký một thỏa thuận theo đó ngân hàng đầu tư này sẽ giúp đào tạo các giơí chức điều hành các công ty quốc doanh Việt Nam.
Tin của tờ Financial Times tường trình rằng tiến trình tư hữu hóa của nhà nước Việt Nam đã chậm lại trong 4 năm qua, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ đó tới nay, nền kinh tế thị trường đã hồi phục, và các điều kiện nay đã trở nên thuận lợi hơn.
Tờ Financial Times nói mặc dù đà tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam lên tới 7% một năm trong suốt hơn một thập niên qua, Việt Nam vẫn không thoát khỏi những bất ổn liên quan tới kinh tế vĩ mô, với mức lạm phát tiếp tục cao, đơn vị tiền tệ yếu kém, và mức thâm hụt thương mại cũng như ngân sách đáng kể.
Các nhà kinh tế tin rằng việc nhà nước ủng hộ các công ty do nhà nước sở hữu hoạt động thiếu hiệu quả, đã làm hao hụt ngân sách quốc gia, và là một nguyên nhân chủ yếu đưa đến tình trạng bất ổn đó.
Tình trạng hầu như phá sản của tập đoàn công ty đóng tàu Vinashin, vốn hồi tháng 12 đã không thanh toán được món nợ 600 triệu đôla do ngân hàng Credit Suisse giàn xếp, đã tăng sức ép đối với chính quyền Việt Nam, phải đẩy nhanh cải cách các công ty quốc doanh, nhiều công ty hoạt động thiếu hiệu quả do quản trị kém.
Ông Andy Ho, giám đốc điều hành VinaCapital nói nếu như tập đoàn Vinashin được cổ phần hóa cách đây 4 hay 5 năm, thì tình trạng đó đã không xảy ra.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ, nói công tác tư hữu hóa là điều rất quan trọng cho Việt Nam, vì nhiều lý do. Các cổ đông có thể buộc ban quản trị chịu trách nhiệm về hành động của họ, và nhân viên có quyền lợi trực tiếp gắn liền với sự thành công của công ty.
Tính minh bạch của sổ sách kế toán, và báo cáo tài chánh sẽ buộc ban quản trị phải có kỷ luật. Tuy nhiên, ông A cảnh giác rằng cổ phần hóa chỉ là một phần trong cuộc cải cách các công ty quốc doanh. Theo ông, còn phải phá vỡ thế độc quyền và cho phép các công ty cạnh tranh với nhau trên thị trường tự do.
Giáo sư Jonathan Pincus, Khoa trưởng Kinh Tế của Trường Harvard, đồng ý với nhận định đó.
Ông nói Việt Nam không nên chỉ bán cổ phần của Hãng Hàng Không Việt Nam, mà phải cho phép các công ty khác cạnh tranh bằng cách phá thế độc quyền của Vietnam Airliens, liên quan tới nhiên liệu và các dịch vụ phi trường khác.
Tuy nhiên, Việt Nam vốn vẫn tin rằng nhà nước nên tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, sẽ tiến hành công tác cổ phần hóa một cách rất thận trọng.
Đọc nhiều nhất
1
Việt Nam phạt nặng lỗi giao thông: đường sá rối loạn, dân tình ta thán
2Phái đoàn Đài Loan sẽ mang 'lời chúc tốt đẹp nhất' đến lễ nhậm chức của Trump
3TT Biden duyệt tên mới cho bưu điện ở Westminster, tôn vinh cựu binh Chiến tranh Việt Nam
4Lao động nhập cư trên các nông trại Mỹ chuẩn bị trước chính sách trục xuất hàng loạt
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!