Đường dẫn truy cập

VN thông qua Luật Đặc xá sửa đổi để đáp ứng ‘nhu cầu’ đối ngoại


Các nhà hoạt động Việt Nam tại một phiên xử vào tháng 4/2018.
Các nhà hoạt động Việt Nam tại một phiên xử vào tháng 4/2018.

Chiều ngày 19/11, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá sửa đổi với kết quả biểu quyết tán thành hơn 92% và có hiệu lực vào 1/7/2019.

Truyền thông Việt Nam loan tin rằng Luật đặc xá sửa đổi năm 2018 so với Luật Đặc xá năm 2007 có mở rộng việc đặc xá trong trường hợp đặc biệt, đáp ứng yêu cầu về chính trị, đối nội, đối ngoại của đất nước.

Điều 22 của Luật Đặc xá sửa đổi nêu rõ: “Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân…”

Theo một báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc tổng kết Luật Đặc xá trong 10 năm qua cho biết chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết rõ 14 người đó là những ai.

Theo một nguồn tin ngoại giao, vào năm 2014, khi đang thụ án tù chung thân, ông Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã được chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lệnh đặc xá sau 32 năm bị giam cầm, và cũng trong năm 2014, thầy giáo và là nhà hoạt động nhân quyền Đinh Đăng Định ở Đak Nông cũng được đặc xá vì mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.

Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Photo HRW
Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Photo HRW

Luật Đặc xá sửa đổi 2018 không đề nghị đặc xá đối với người phạm tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà nước, tội chống phá cơ sở giam giữ, ngoài tội phản bội tổ quốc, gián điệp, khủng bố, lật đổ chính quyền, xâm phạm an ninh lãnh thổ.

Theo quy định của Luật Đặc xá sửa đổi, Chủ tịch nước có quyền quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của quốc gia. Tuy nhiên, luật sửa đổi có bổ sung quyền xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của nhà nước.

“Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, và người đang chấp hành án phạt tù chung thân…” theo Báo Lao Động.

Nhận định về việc đặc xá theo “nhu cầu đối ngoại của đảng và nhà nước,” nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết cho VOA: “Chưa bao giờ khẩn thiết như lúc này - bối cảnh mà nợ nước ngoài đã vọt đến hơn 200 tỷ đôla, ngân sách hộc rỗng và lâm vào cảnh vỡ nợ, hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gần như cạn kiệt và các nguồn ‘ngoại viện’ như viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ đã trở nên ngàn trùng xa cách tầm với của Đảng.”

Đây là lần đầu tiên từ khi Luật Đặc xá được thông qua vào tháng 11/ 2007, luật này mới được bổ sung cơ chế đặc xá cho những tù chính trị ‘phạm tội an ninh quốc gia’ mà giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và nhiều người dân gọi là tù nhân lương tâm.

Gần đây có một vài trường hợp tù nhân chính trị được cho là được “đặc xá” do “nhu cầu đối ngoại” là nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng, thành viên đảng Việt Tân, bị tống xuất sang Pháp vào tháng 7/2017; Nguyễn Văn Đài, Hội Anh em Dân chủ bị tống xuất sang Đức vào tháng 6/2018, và Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tống xuất sang Mỹ vào tháng 10/2018.

Việt Nam bắt ông Phạm Minh Hoàng, trục xuất trong nay mai
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:45 0:00

Chính quyền Việt Nam gọi những vụ phóng thích tù nhân chính trị này là vì “lý do nhân đạo” và tạm hoãn việc thi hành án tù đối với các nhà tranh đấu.

Truyền thông quốc tế nhận định rằng những vụ trao đổi tù nhân lương tâm này là những mặc cả của Hà Nội đối với các nước phương Tây để đổi lấy những mối lợi về thương mại và kinh tế.

Một trường hợp khác, không phải là tù nhân chính trị là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), hiện thụ 2 án tù chung thân tại Việt Nam về tội tham ô tài sản, đang được chính phủ Đức yêu cầu phóng thích để Berlin giải quyết đơn xin tị nạn của ông, sau khi ông bị bắt cóc tại Đức vào năm ngoái.

VOA Express

XS
SM
MD
LG