JAKARTA —
Hàng ngàn người đã tham gia cuộc mít tinh tại tỉnh Aceh ở miền bắc Indonesia để ủng hộ cho đề nghị dùng lá cờ của phe đòi ly khai làm lá cờ chính thức của tỉnh. Vụ tranh chấp đang gây căng thẳng giữa những nghị viên ở Aceh ủng hộ cho đề nghị này với chính phủ trung ương ở Jakarta, là những người cho rằng những biểu tượng như vậy tiếp tục bị đặt ngoài vòng pháp luật. Từ Jakarta, thông tín viên Sara Schonhardt của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Tỉnh Aceh ở cực bắc Indonesia đã chật vật hành sử quyền tự trị kể từ khi các chiến binh đòi ly khai ký hòa ước với chính phủ trung ương để chấm dứt cuộc nổi dậy đẫm máu kéo dài 30 năm.
Hòa ước đó dành cho Aceh qui chế tự trị đặc biệt và quyền được lựa chọn về lá cờ và biểu tượng chính thức của tỉnh. Tháng trước, chính quyền địa phương thông qua một luật lệ cho phép lấy lá cờ của nhóm nổi dậy trước đây là Phong trào Aceh Tự do làm lá cờ chính thức và biểu tượng của phong trào - một con sư tử và một con ngựa có cánh, làm biểu tượng chính thức của tỉnh.
Từ đó tới nay, hàng ngàn người đã tham gia các cuộc mít tinh ở tỉnh lị để vẫy cờ và bày tỏ sự ủng hộ đối với luật lệ vừa kể.
Các giới chức nói rằng lá cờ màu đỏ với một ngôi sao trắng và trăng lưỡi liềm là niềm hãnh diện của người dân Aceh và giúp cho họ đoàn kết với nhau. Các nhà quan sát tình hình Aceh nói rằng chính quyền ở đây đang tìm cách hồi sinh lá cờ như một cách để giành lấy quyền hành từ tay chính phủ ở Jakarta.
Ông Nezar Patria là biên tập viên của webstie tin tức Viva News và là một người nghiên cứu các vấn đề Aceh.
Ông cho biết như sau: Người dân Aceh đang tìm cách làm sống lại biểu tượng này như một hình ảnh tượng trưng, và họ muốn hành sử quyền hành chính trị ở địa phương trong thời kỳ mới với nhiều tự do hơn, không phải chịu sự khống chế của chính phủ trung ương.
Tuy nhiên, chính phủ trung ương không hài lòng với quyết định của tỉnh Aceh.
Cựu Phó Tổng thống Jusuf Kalla là người từng tham gia cuộc thương thuyết để có được hòa ước chấm dứt vụ xung đột ở Aceh. Hôm thứ tư, ông nói rằng dựa theo các qui định của hòa ước, lá cờ của Phong trào Aceh Tự do bị cấm sử dụng.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cũng nêu nghi vấn về việc sử dụng lá cờ đó và ông đã phái vị Bộ trưởng Nội vụ đến Aceh để thảo luận với các giới chức địa phương.
Bà Sydney Jones, một nhà phân tích của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta, cho biết chính phủ Indonesia có phần chắc sẽ không chấp thuận luật lệ của Aceh về lá cờ vì việc này có ảnh hưởng đối với các phong trào đòi ly khai khác, đặc biệt là ở Papua.
Bà Jones cũng cho rằng nhiều thành viên nghị viện Aceh từng tham gia phong trào nổi dậy đòi ly khai và họ có thể đang tìm cách thách thức quyền hành của Jakarta qua việc thúc đẩy cho những qui định của hòa ước mà cho tới nay vẫn chưa được thực thi.
Tuy có nhiều dầu lửa và các tài nguyên thiên nhiên khác, tỉ lệ người nghèo và tỉ lệ thất nghiệp ở Aceh thuộc hạng cao nhất nước. Các nỗ lực nhằm giải quyết những vụ chà đạp nhân quyền trong thời kỳ xảy ra cuộc nổi dậy đòi ly khai cũng đang bị bế tắc.
Tỉnh Aceh ở cực bắc Indonesia đã chật vật hành sử quyền tự trị kể từ khi các chiến binh đòi ly khai ký hòa ước với chính phủ trung ương để chấm dứt cuộc nổi dậy đẫm máu kéo dài 30 năm.
Hòa ước đó dành cho Aceh qui chế tự trị đặc biệt và quyền được lựa chọn về lá cờ và biểu tượng chính thức của tỉnh. Tháng trước, chính quyền địa phương thông qua một luật lệ cho phép lấy lá cờ của nhóm nổi dậy trước đây là Phong trào Aceh Tự do làm lá cờ chính thức và biểu tượng của phong trào - một con sư tử và một con ngựa có cánh, làm biểu tượng chính thức của tỉnh.
Từ đó tới nay, hàng ngàn người đã tham gia các cuộc mít tinh ở tỉnh lị để vẫy cờ và bày tỏ sự ủng hộ đối với luật lệ vừa kể.
Các giới chức nói rằng lá cờ màu đỏ với một ngôi sao trắng và trăng lưỡi liềm là niềm hãnh diện của người dân Aceh và giúp cho họ đoàn kết với nhau. Các nhà quan sát tình hình Aceh nói rằng chính quyền ở đây đang tìm cách hồi sinh lá cờ như một cách để giành lấy quyền hành từ tay chính phủ ở Jakarta.
Ông Nezar Patria là biên tập viên của webstie tin tức Viva News và là một người nghiên cứu các vấn đề Aceh.
Ông cho biết như sau: Người dân Aceh đang tìm cách làm sống lại biểu tượng này như một hình ảnh tượng trưng, và họ muốn hành sử quyền hành chính trị ở địa phương trong thời kỳ mới với nhiều tự do hơn, không phải chịu sự khống chế của chính phủ trung ương.
Tuy nhiên, chính phủ trung ương không hài lòng với quyết định của tỉnh Aceh.
Cựu Phó Tổng thống Jusuf Kalla là người từng tham gia cuộc thương thuyết để có được hòa ước chấm dứt vụ xung đột ở Aceh. Hôm thứ tư, ông nói rằng dựa theo các qui định của hòa ước, lá cờ của Phong trào Aceh Tự do bị cấm sử dụng.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cũng nêu nghi vấn về việc sử dụng lá cờ đó và ông đã phái vị Bộ trưởng Nội vụ đến Aceh để thảo luận với các giới chức địa phương.
Bà Sydney Jones, một nhà phân tích của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta, cho biết chính phủ Indonesia có phần chắc sẽ không chấp thuận luật lệ của Aceh về lá cờ vì việc này có ảnh hưởng đối với các phong trào đòi ly khai khác, đặc biệt là ở Papua.
Bà Jones cũng cho rằng nhiều thành viên nghị viện Aceh từng tham gia phong trào nổi dậy đòi ly khai và họ có thể đang tìm cách thách thức quyền hành của Jakarta qua việc thúc đẩy cho những qui định của hòa ước mà cho tới nay vẫn chưa được thực thi.
Tuy có nhiều dầu lửa và các tài nguyên thiên nhiên khác, tỉ lệ người nghèo và tỉ lệ thất nghiệp ở Aceh thuộc hạng cao nhất nước. Các nỗ lực nhằm giải quyết những vụ chà đạp nhân quyền trong thời kỳ xảy ra cuộc nổi dậy đòi ly khai cũng đang bị bế tắc.