Tình trạng hiếm nước sẽ đứng đầu nghị trình khi các giới chức từ vùng Cận Đông và Bắc Phi nhóm họp tại Rome vào tuần tới. Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc cảnh báo lượng nước ngọt trong vùng có thể sụt giảm 50 phần trăm vào năm 2050.
Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia và các giới chức khác sẽ hội họp về Sáng kiến mới liên quan tới tình trạng hiếm nước trong vùng. Mục đích là để xác định kế hoạch và các chính sách nhằm giúp vùng này ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt trong vùng. Tình trạng hiếm nước có nghĩa là không có an ninh thực phẩm.
Pasquale Steduto là đại diện của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc ở Ai Cập. Ông nói:
“Vùng này vốn được biết là rất hiếm nước – một trong những vùng hiếm nước nhất trên thế giới. Nhưng chúng tôi quan sát thấy rằng có sự gia tăng tốc độ, cũng như gia tăng mức độ hiếm nước mà trong vòng 40 năm nữa tình trạng hiếm nước này sẽ lên tới mức cao nhất trong lịch sử.”
Phúc trình của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc trong 40 năm trước đây cho thấy, tỷ lệ nước ngọt tính theo đầu người tại các quốc gia vùng Cận Đông và Bắc Phi đã sụt giảm khoảng hai phần ba. Ông Steduto nói rằng đây là một tình huống phức tạp.
“Nhiều yếu tố đưa tới tình trạng này là sự gia tăng dân số nhưng cũng vì biến đổi khí hậu. Vì thế chúng ta cần sẵn sàng để giải quyết tất cả những thách thức mà vùng này sẽ phải đối diện trong những năm sắp tới.”
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng nông nghiệp sử dụng hơn 85 phần trăm “lượng nước do mưa, hay thủy lợi đem lại cũng như nguồn nước ngầm.” Ông nói:
"Có lẽ có đủ nước để uống. Nhưng đối với nông nghiệp - để sản xuất lương thực thì không đủ.Trong quá khứ, chưa bao giờ có đủ. Và trong tương lai thì sẽ còn ít hơn nhiều. Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất là nông nghiệp phải có hiệu quả hơn. Nông nghiệp phải có năng suất cao hơn."
Nói cách khác, các quốc gia phải sản xuất nhiều lương thực hơn với lượng nước sẵn có. Vấn đề là dân số tại vùng Cận Đông và Bắc Phi gia tăng nhanh hơn mức trung bình trên thế giới – vì thế nhu cầu lương thực cũng vậy. Ông Steduto cho biết:
“Vì cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 – tình trạng dao động giá chẳng hạn – các quốc gia đã bị hạn chế về sản lượng. Các quốc gia này là những nước nhập khẩu lương thực lớn nhất từ bên ngoài. Vì thế họ khám phá ra rằng họ rất dễ bị ảnh hưởng của nhập khẩu. Kết quả là hầu hết các chính sách nông nghiệp tại một số quốc gia có khuynh hướng gia tăng sản xuất trong nước – nhưng nếu muốn có thêm thực phẩm thì phải cần thêm nước.”
Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc nói rằng Sáng kiến ứng phó với tình trạng hiếm nước trong vùng có mục đích xác định và tinh giản các chính sách quản lý nước cho nông nghiệp. Tổ chức này nói rằng đây là những chính sách có thể đóng góp đáng kể vào việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và duy trì nguồn nước.”
Dự án thí điểm của tổ chức này được phát động hồi tháng Sáu năm ngoái tại Ai Cập, Jordan, Ma-rốc, Oman, Tunisia và Yemen.
Hội nghị cấp vùng của tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc về vùng Cận Đông và Bắc Phi sẽ được tổ chức tại Rome từ ngày 24 tháng 2 cho tới ngày 28 tháng 2 năm 2014.
Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia và các giới chức khác sẽ hội họp về Sáng kiến mới liên quan tới tình trạng hiếm nước trong vùng. Mục đích là để xác định kế hoạch và các chính sách nhằm giúp vùng này ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt trong vùng. Tình trạng hiếm nước có nghĩa là không có an ninh thực phẩm.
Pasquale Steduto là đại diện của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc ở Ai Cập. Ông nói:
“Vùng này vốn được biết là rất hiếm nước – một trong những vùng hiếm nước nhất trên thế giới. Nhưng chúng tôi quan sát thấy rằng có sự gia tăng tốc độ, cũng như gia tăng mức độ hiếm nước mà trong vòng 40 năm nữa tình trạng hiếm nước này sẽ lên tới mức cao nhất trong lịch sử.”
Phúc trình của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc trong 40 năm trước đây cho thấy, tỷ lệ nước ngọt tính theo đầu người tại các quốc gia vùng Cận Đông và Bắc Phi đã sụt giảm khoảng hai phần ba. Ông Steduto nói rằng đây là một tình huống phức tạp.
“Nhiều yếu tố đưa tới tình trạng này là sự gia tăng dân số nhưng cũng vì biến đổi khí hậu. Vì thế chúng ta cần sẵn sàng để giải quyết tất cả những thách thức mà vùng này sẽ phải đối diện trong những năm sắp tới.”
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng nông nghiệp sử dụng hơn 85 phần trăm “lượng nước do mưa, hay thủy lợi đem lại cũng như nguồn nước ngầm.” Ông nói:
"Có lẽ có đủ nước để uống. Nhưng đối với nông nghiệp - để sản xuất lương thực thì không đủ.Trong quá khứ, chưa bao giờ có đủ. Và trong tương lai thì sẽ còn ít hơn nhiều. Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất là nông nghiệp phải có hiệu quả hơn. Nông nghiệp phải có năng suất cao hơn."
Nói cách khác, các quốc gia phải sản xuất nhiều lương thực hơn với lượng nước sẵn có. Vấn đề là dân số tại vùng Cận Đông và Bắc Phi gia tăng nhanh hơn mức trung bình trên thế giới – vì thế nhu cầu lương thực cũng vậy. Ông Steduto cho biết:
“Vì cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 – tình trạng dao động giá chẳng hạn – các quốc gia đã bị hạn chế về sản lượng. Các quốc gia này là những nước nhập khẩu lương thực lớn nhất từ bên ngoài. Vì thế họ khám phá ra rằng họ rất dễ bị ảnh hưởng của nhập khẩu. Kết quả là hầu hết các chính sách nông nghiệp tại một số quốc gia có khuynh hướng gia tăng sản xuất trong nước – nhưng nếu muốn có thêm thực phẩm thì phải cần thêm nước.”
Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc nói rằng Sáng kiến ứng phó với tình trạng hiếm nước trong vùng có mục đích xác định và tinh giản các chính sách quản lý nước cho nông nghiệp. Tổ chức này nói rằng đây là những chính sách có thể đóng góp đáng kể vào việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và duy trì nguồn nước.”
Dự án thí điểm của tổ chức này được phát động hồi tháng Sáu năm ngoái tại Ai Cập, Jordan, Ma-rốc, Oman, Tunisia và Yemen.
Hội nghị cấp vùng của tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc về vùng Cận Đông và Bắc Phi sẽ được tổ chức tại Rome từ ngày 24 tháng 2 cho tới ngày 28 tháng 2 năm 2014.