Cơ chế Thương Nghị liên quốc gia, còn gọi tắt là INB, là cơ chế giám sát việc phác thảo văn bản hiệp ước, ước tính rằng các chính phủ mất đi tới 50 tỷ đôla mỗi năm về thuế lợi tức từ công cuộc mua bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá. Cơ chế này ước lượng ít nhất 10 phần trăm doanh thu thuốc lá trên toàn cầu là kết quả của công cuộc mua bán thuốc lá lậu.
Chủ tịch INB, ông Ian Walton-George, nói mục đích của nghị định thư là chấm dứt công cuộc mua bán kiếm lời khổng lồ này.
Ông Walton-George nói: “Nguồn tài chính từ công cuộc mua bán này rất đáng kể. Nó lọt vào tay các tổ chức, sẽ sử dụng nó để tài trợ cho các hoạt động tội phạm khác, như mua bán người, buôn bán ma túy và những hoạt động còn tệ hại hơn nữa.”
Theo ông Walton-George, diệt trừ công cuộc buôn bán bất hợp pháp này sẽ bảo vệ cho sức khỏe của công chúng bởi vì mọi người sẽ không thể mua thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác với giá rẻ nữa.
Nghị định thư đề ra các luật lệ về phòng chống nạn buôn lậu thuốc lá qua việc kiểm soát đường dây cung ứng. Các bên trong nghị định thư sẽ thiết lập một hệ thống theo dõi để tìm cách bảo đảm chỉ có các sản phẩm hợp pháp lưu hành trên thị trường.
Ông Walton-George nói nếu có bất cứ sản phẩm thuốc lá nào lọt vào các kênh bất hợp pháp thì sẽ có cách để truy tìm nguồn gốc.
Ông Walton George nói: “Sẽ có những dấu đánh để xác định trên bao bì của tất cả các sản phẩm này để có thể tìm ra nơi sản xuất, bán cho ai, được chuyên chở như thế nào và sau đó dĩ nhiên là sẽ đặt ra những câu hỏi vì sao số hàng lại lọt ra ngoài thị trường chính thức. Như thế các bên trong nghị định thư sẽ có thể có biện pháp đối với những người không kiểm soát đúng cách đường dây cung ứng.”
Ông Walton-George nói với đài VOA rằng các tay buôn lậu thuốc lá nhắm mục tiêu vào tất cả các thị trường, chứ không riêng các quốc gia đang phát triển. Ông cho rằng thực ra họ kiếm lời nhiều hơn ở các nước giàu, nơi có mức thuế cao.
Ông Walton-George nói: “Nếu đưa được thuốc lá vào thị trường mà không phải trả thuế thì sẽ lời hơn nhiêu, cho dù bán với nửa giá, vẫn còn kiếm được nhiều tiền, và hình phạt lại không nặng bằng buôn lậu ma túy.”
Các công ty thuốc lá bị cấm không được dự các cuộc thảo luận vì những quan ngại rằng họ có thể tìm cách gây ảnh hưởng trong việc thương thảo.
Sau khi nghị định thư được chấp thuận theo như trông đợi, vào cuối năm nay, thì sẽ cần phải được 40 nước phê chuẩn mới có hiệu lực. Tổ chức Y tế Thế giới cho hay sau đó có thể phải mất tới 5 năm mới thành hình được hệ thống theo dõi thuốc lá bất hợp pháp.
135 nước đồng ý về dự thảo hiệp ước chấm dứt nạn buôn bán thuốc lá bất hợp pháp
- Lisa Schlein
Sau bốn năm thương thảo, các đại diện của 135 quốc gia đã nhất loạt đồng ý về văn bản của một nghị định thư chấm dứt nạn buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá. Các quốc gia dự trù sẽ chấp thuận nghị định thư đầu tiên trong Quy ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vào tháng 11.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1