Cô Yanti, người đang phát triển các chất xúc tác hóa học mới để chữa trị các chứng viêm như thấp khớp, nói rằng không có sự khác biệt đáng kể về giới tính tại Indonesia, ít nhất là trong lãnh vực của cô:
“Khi vào đại học bậc cử nhân, phân khoa hóa học, tôi thấy rằng hầu hết các sinh viên đều là nữ. Và tại phân khoa sinh học cũng vậy.
Cô là một nhà nghiên cứu và một giảng viên môn công nghệ sinh học tại Trường Đại Học Atma Jaya ở Jakarta.
Noryawati Mulyono cũng vậy, cô đang triển khai một chất nhựa dẻo sinh học mới có thể tự phân hủy. Cô nói rằng ngày nay có nhiều cơ hội hơn để phụ nữ tranh đua với nam giới trong lãnh vực khoa học:
”Ngày nay có nhiều cuộc tranh đua trong lãnh vực khoa học, như là các cuộc thi olympics khoa học, cả ở tầm mức quốc gia lẫn tầm mức quốc tế. Vậy thì nếu phụ nữ có thành tích học vấn tốt thì có thể tham gia cuộc thi và cuộc thi này không phân biệt giới tính.”
Mặc dầu Liên Hiệp Quốc ghi nhận thành tích xuất sắc của Indonesia là gần như không có cách biệt giới tính trong lãnh vực khoa học, nhưng nói chung, tại Châu Á phụ nữ chỉ chiếm 18% con số các nhà khảo cứu.
Và tại Indonesia vẫn còn sự cách biệt giới tính trong tỷ lệ biết chữ. Sự nghèo khó là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ gái không được đi học mặc dầu Indonesia luôn luôn đánh giá cao việc giáo dục cho gái cũng như trai.
Những người cổ vũ cho giáo dục nói rằng trong một thế giới mà đổi mới về kỹ thuật đóng vai trò thiết yếu trong lãnh vực phát triển thì sự cách biệt giới tính trong lãnh vực khoa học có thể khiến các quốc gia bị thua thiệt về phương diện cạnh tranh.
Mới đây các cô Yanti và Mulyono đã nhận được giải thưởng của công ty mỹ phẩm L'Oreal để tham gia các dự án nghiên cứu. Các giải thưởng này ủng hộ bình dẳng giới tính trong lãnh vực khoa học.
Cô Mulyono thích dành các dịp nghỉ để đi thâu thập các mẫu damar, một chất liệu tìm thấy nơi một số cây ở Indonesia mà cô dùng trong các cuộc khảo cứu của cô. Cô nói:
”Năm ngoái tôi đi Kalimantan và đã tìm thấy một chủng loại damar khác. Như vậy, trong khi nghỉ ngơi tôi vẫn còn tìm thấy một thứ gì đó mà nếu có cơ hội tôi có thể nghiên cứu.”
Cô Yanti thì nói rằng khía cạnh mang lại hài lòng nhất cho một nhà khoa học là tiến trình khám phá:
“Nếu chúng tôi thất bại, vâng, đôi khi chúng tôi cũng cảm thấy mình thất bại hay một cảm giác giống như vậy. Nhưng sau đó chúng tôi nghĩ lại. Được rồi, đọc lại, đọc lại, và rồi chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu xem sai lầm ở chỗ nào và suy nghĩ tìm giải pháp cho vấn đề đó. Đối với tôi đó chính là phần thích thú hay là linh hồn của việc khảo cứu.”
Mặc dầu nhận được các phần thưởng để tham gia nghiên cứu, không ai trong hai nhà khảo cứu vừa kể nói rằng các cô cảm thấy mình là tấm gương cho mọi người noi theo, hay một nhà tiên phong trong lãnh vực khoa học bởi vì các cô nói rằng các nữ khoa học gia cũng chẳng có gì là phi thường.
Liên Hiệp Quốc đã chọn vấn đề phụ nữ và giáo dục khoa học làm chủ đề cho Ngày Phụ Nữ Quốc Tế (mùng 8 tháng Ba) năm nay để nhấn mạnh tới sự cách biệt về giữa con số các khoa học gia nam và nữ tại nhiều nơi trên thế giới. Thông tín viên đài VOA đã nói chuyện với hai nữ khoa học gia tại Indonesia, nơi sự cách biệt giới tính đang rút ngắn lại.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1