Đường dẫn truy cập

WHO công bố có tiến bộ trong chiến dịch chống hút thuốc lá


Các nữ sinh Philippines mang tấm bảng nhỏ trên mũ với hàng chữ kêu gọi 'Không hút thuốc' trong Ngày Thế Giới Không Hút Thuốc
Các nữ sinh Philippines mang tấm bảng nhỏ trên mũ với hàng chữ kêu gọi 'Không hút thuốc' trong Ngày Thế Giới Không Hút Thuốc

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho hay đang đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống nạn hút thuốc lá lan tràn. Tuy nhiên, vào lúc đánh dấu Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31 tháng 5, tổ chức này cảnh báo rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để giảm thiểu hàng triệu trường hợp chết sớm mỗi năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng có các dấu hiệu cho thấy việc sử dụng thuốc lá trên toàn cầu bắt đầu giữ nguyên mức cũ và thậm chí còn giảm bớt. Tổ chức ghi công thành quả này cho việc thực thi Công ước Khung của WHO về việc kiểm soát thuốc lá.

Công ước này là thỏa thuận công cộng đầu tiên được thông qua, và đã có hiệu lực từ năm 2005. Tính cho đến này, 173 nước đã phê chuẩn công ước này.

Người đứng đầu bộ phận thực hiện Công ước, ông Haik Nikogosian, nói rằng 80% các bên đã hoặc phê chuẩn hoặc củng cố luật lệ về kiểm soát thuốc lá sau khi tham gia công ước. Ông gọi đây là một thành quả rất mạnh trên toàn cầu.

Ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta đang thắng trong cuộc chiến này. Vâng, đó là một cuộc chiến kéo dài. Sẽ phải mất nhiều, rất nhiều năm, nhưng tệ nạn thuốc lá, kể cả tại một số nước có rất nhiều thách thức, đã bắt đầu giảm bớt. Sẽ còn phải mất một thời gian dài, ... Tệ nạn này vẫn còn cướp đi hàng triệu sinh mạng. Nhưng tin mừng là dường như nó đã giảm bớt.”

Các số liệu của WHO cho thấy một sự sụt giảm đáng kể trong số người hút thuốc lá kể từ khi bắt đầu thực thi Công ước cách đây 6 năm.

Chẳng hạn như ở Australia, Na Uy và Mexico, số người hút thuốc đã sụt 5% trong khoảng thời gian này. Một kết quả còn ngoạn mục hơn được thấy ở Uruguay, nơi số người hút thuốc đã giảm từ 46% xuống còn 31% trong 3 năm vừa qua.

Tuy nhiên, ông Armando Peruga, Giám đốc Chương trình về Sáng kiến Không Hút thuốc của WHO, nói rằng các hậu quả về y tế công cộng của thuốc lá vẫn còn rất tai hại.

Ông cho biết: “Năm nay, nạn hút thuốc lá sẽ giết hại gần 6 triệu người, trong đó có hơn 600 ngàn người không hút thuốc sẽ chết vì phải tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tính đến năm 2030, bác sĩ Peruga cảnh báo rằng thuốc lá có thể sẽ giết chết 8 triệu người, trong đó hơn 80% sống ở các nước có thu nhập thấp hay trung bình.


Bác sĩ Peruga nói: “Như quý vị đã biết, thuốc lá là một trong những lý do lớn nhất góp phần gây ra những chứng dịch bệnh hay những chứng bệnh không lây nhiễm như đau tim hay đột quỵ tim, ung thư, đau phổi, là những trường hợp chiếm khoảng 2/3 tất cả những cái chết vì bệnh không lây nhiễm, và khoảng 1 trong số 8 người tử vong. Nghĩa là khoảng 13%.”

WHO nói rằng các chiến thuật của công nghiệp thuốc lá đang ngày càng trở thành tích cực hơn khi có thêm người cai thuốc. Tổ chức này nói công nghiệp chủ yếu nhắm mục tiêu vào giới trẻ và phụ nữ ở các nước nghèo.

Công ước Khung chứa một số biện pháp chống hút thuốc mà các nước có nghĩa vụ thực hiện dần dần. Các giới chức WHO nói biện pháp hữu hiệu nhất là tăng thuế đánh vào thuốc lá.

Các biện pháp khác gồm chống quảng cáo và bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên, ghi những lời cảnh báo in chữ lớn trên các bao thuốc lá, và cấm hút thuốc nơi công cộng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG