Đường dẫn truy cập

Đặc phái viên LHQ giục ASEAN tiếp cận ‘bao hàm’ đối với khủng hoảng Myanmar


Bà Noeleen Heyzer, đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ phụ trách về Myanmar.
Bà Noeleen Heyzer, đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ phụ trách về Myanmar.

Một đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc vừa kêu gọi các nước Đông Nam Á hỗ trợ những nỗ lực quốc tế trong việc nối kết tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar, nơi quân đội cai trị, vài ngày sau khi một nhà lãnh đạo hàng đầu của khu vực tới đây để gặp người đứng đầu quân đội nước này.

Noeleen Heyzer, đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ phụ trách về Myanmar, đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, tân Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và tìm kiếm một nỗ lực hợp tác trong viện trợ nhân đạo và tiến bộ trong kế hoạch 5 điểm đã bị đình trệ, LHQ cho biết trong một tuyên bố hôm 13/1.

Ông Hun Sen đã đến thăm lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing vào tuần trước, một động thái mà các nhóm bảo vệ nhân quyền cho rằng có nguy cơ hợp pháp hóa cuộc đảo chính của quân đội vào năm ngoái và cuộc đàn áp hàng ngàn nhà hoạt động dân chủ và những người ủng hộ chính phủ bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong gần một năm, với việc quân đội đàn áp các cuộc biểu tình và chiến đấu trên các mặt trận khác nhau với các nhóm dân quân thiểu số và dân quân mới thành lập mà nước này gọi là “khủng bố”.

Ít nhất 1.400 thường dân đã thiệt mạng, theo các nhà hoạt động được Liên Hiệp Quốc trích dẫn.

“Đặc phái viên ủng hộ các biện pháp xây dựng lòng tin có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, ngoài các tổ chức vũ trang sắc tộc”, tuyên bố nói về cuộc thảo luận giữa đặc phái viên Heyzer với ông Hun Sen.

Xung đột đã gây ra bất hòa trong ASEAN về cách đối phó với Myanmar, quốc gia đã chứng kiến sự việc chưa từng có là vị tướng hàng đầu của nước này không được mời tham dự các cuộc họp của ASEAN vào năm ngoái do không tuân thủ các cam kết hòa bình.

Một phái viên từ Brunei, quốc gia giữ quyền chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ trước, đã coi việc gặp gỡ tất cả các bên liên quan là điều kiện tiên quyết để đến thăm Myanmar, nhưng chính quyền Myanmar đã bác bỏ điều kiện này. Đặc phái viên sắp tới của Campuchia Prak Sokhonn nói rằng cách tiếp cận đó không hiệu quả.

Bà Heyzer thúc giục đặc phái viên Prak Sakhonn làm việc với bà và cộng đồng quốc tế về “một chiến lược phối hợp nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho đối thoại bao hàm”.

“Bà nhấn mạnh các giải pháp cần thiết xuất phát từ việc tương tác trực tiếp và lắng nghe cẩn thận tất cả các bên bị ảnh hưởng”, tuyên bố của LHQ cho biết thêm

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG