Ấn Độ và Hoa Kỳ đang gần kết thúc một thỏa thuận về chia sẻ hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, một dấu hiệu tăng cường hợp tác quốc phòng giữa lúc Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Sau nhiều năm Nga ưu thế thuộc về Nga, Hoa Kỳ hiện đang nổi lên như nhà cung cấp võ khí hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ cũng tổ chức nhiều cuộc tập trận chung với New Delhi hơn bất kỳ nước nào khác.
Washington đang đàm phán với New Delhi giúp xây tàu sân bay lớn nhất của nước này trong thỏa thuận hợp tác quân sự quy mô nhất tới nay, tăng cường sức mạnh cho hải quân Ấn giữa lúc Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ở cả Biển Đông lẫn Ấn Độ Dương.
Sau nhiều năm trì trệ bởi các chính phủ tiền nhiệm của Ấn lo ngại rằng thỏa thuận hậu cần quân sự sẽ đẩy Ấn Độ vào một cam kết ràng buộc phải hậu thuẫn Mỹ trong chiến tranh, chính quyền đương nhiệm của Thủ tướng Narendra Modi nay đã tỏ ý muốn xúc tiến Hiệp định Hỗ trợ Hậu cần (LSA), cho phép quân đội Mỹ-Ấn sử dụng căn cứ lục, không, và hải quân của cho hoạt động tiếp tế, sửa chữa, và nghỉ ngơi.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Mỹ khu vực Thái Bình Dương, cho hay đôi bên đang tiến gần tới chỗ ký kết thỏa thuận này.
Các giới chức cho hay diễn tiến này xảy ra trong lúc Mỹ-Ấn đang tính tới các cuộc tuần tra hàng hải chung kể cả ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
Quan ngại trước các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông và Ấn Độ dương, New Delhi đang nỗ lực củng cố hải quân, đồng thời xây dựng quan hệ quốc phòng với cường quốc Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, một bên quan trọng trong tranh chấp Biển Đông.
Giới phân tích cho rằng chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và chiến lược Xoay trục về Châu Á của Mỹ đang hội tụ và Hiệp định Hỗ trợ Hậu cần Mỹ-Ấn là một thỏa thuận khả dĩ.
Theo Reuters, Economic Times
Your browser doesn’t support HTML5