Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc bắt đầu các cuộc họp thường niên vào thứ Tư tại Bắc Kinh, nơi chương trình cải cách trên diện rộng và đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa ra vào cuối năm ngoái sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Hội nghị đánh dấu một năm kể từ khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu và diễn ra trong bối cảnh của chiến dịch đang nới rộng một cách nhanh chóng để chống tham nhũng trong khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang chậm lại. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA tường trình từ Bắc Kinh.
Quốc hội Nhân dân Trung Quốc là quốc hội lớn nhất thế giới với khoảng 3.000 đại biểu.
Trong buổi lễ khai mạc hôm thứ Tư, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ có bài phát biểu gọi là báo cáo công tác của chính phủ. Báo cáo này thông thường là một bài phát biểu dài, trong đó không phải chỉ có những câu khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản mà còn bao gồm những chỉ dấu về đường lối chính sách.
Ông Lý Khắc Cường cũng sẽ loan báo chỉ tiêu tăng trưởng mà nhiều người dự kiến được giữ ở mức 7,5%.
Tuy nhiên với đà phát triển kinh tế đang chậm lại và những mối quan tâm về các khoản nợ khổng lồ của các chính quyền địa phương, một số người cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%.
Kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây từ mức tăng trưởng gồm hai con số. Có nhiều tiếng nói hơn của công chúng về những vấn đề môi trường và về chính sách phát triển bằng mọi giá của nước này.
Trong hơn 8 ngày rưỡi tới đây, các đại biểu sẽ thảo luận về 68 dự luật, trong đó có 11 dự luật về môi trường. Bầu trời đã trong lành hơn vào ngày thứ Ba, nhưng bầu không khí ô nhiễm đã che phủ Bắc Kinh trong nhiều ngày gần đây ở mức độ nghiêm trọng.
Phát ngôn viên Quốc hội nhân dân, bà Phó Oánh, nói rằng các luật lệ về môi trường sẽ là một vấn đề hàng đầu trong suốt hội nghị năm nay.
Bà Phó Oánh nói rằng vấn đề khói mù đã trở thành vấn đề biểu tượng và khó khăn của nhiều thành phố ở Trung Quốc và gây ảnh hưởng ngày càng nhiều. Tuy nhiên không chỉ ô nhiễm không khí mà thôi, bà nói, vấn đề nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Mùa thu năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố một kế hoạch cải cách để cải tổ kinh tế và gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tư nhân và các công ty độc quyền của nhà nước vốn chi phối nền kinh tế Trung Quốc. Những cải cách này đồng thời cũng thúc đẩy pháp quyền và bãi bỏ những chính sách lâu đời vốn gây cản trở cho sự phân phối của cải bình đẳng trong một đất nước có tới 1,35 tỉ dân này.
Bà Phó Oánh cho biết vai trò của Quốc hội là cung cấp khung sườn pháp lý cho kế hoạch cải cách rộng lớn mà ông Tập là người khởi xướng.
Bà Phó Oánh nói khi đối với những cải cách lớn mà dư luận quan tâm ,các đại biểu nên soạn thảo, sửa đổi và bãi bỏ các điều luật nếu cần để bảo đảm rằng những cải cách lớn được thực hiện theo đúng pháp luật.
Ông Hoàng Tĩnh, giáo sư môn chính sách công của Đại học Quốc gia Singapore, nói cho đến nay, vấn đề có thông qua kế hoạch cải cách này hay không là do quốc hội định đoạt.
“Điều này có thể đặc biệt thú vị và thậm chí khó khăn hơn những năm trước bởi vì các chính sách cải cách lấn sâu vào cơ cấu chính trị và kinh tế hiện tại, điều này có nghĩa sẽ có sự tái phân bố lớn về quyền lực, đặc quyền và lợi ích”.
Những cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt nhắm tới việc phá vỡ sự độc quyền của 3 nhóm quyền lợi mà giáo sư Hoàng Tĩnh gọi là 'tam giác sắt', đó là các công ty do nhà nước sở hữu, lĩnh vực tài chính và các chính quyền địa phương.
Ông Tập Cận Bình cũng đã có những bước mà các nhà phân tích nói là tập trung quyền lực. Hiện nay ông là người đứng đầu 3 ủy ban đặc biệt: một ủy ban về cải cách kinh tế, một ủy ban về an ninh và ủy ban còn lại tập trung vào công tác quản lý internet.
Chủ tịch Trung Quốc cũng có thái độ quyết liệt trong nỗ lực bài trừ tham nhũng. Các nhà phân tích nói thái độ đó có thể cũng sẽ góp phần dỡ bỏ những rào cản đối với mục tiêu cải cách.
Quốc hội Nhân dân Trung Quốc là quốc hội lớn nhất thế giới với khoảng 3.000 đại biểu.
Trong buổi lễ khai mạc hôm thứ Tư, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ có bài phát biểu gọi là báo cáo công tác của chính phủ. Báo cáo này thông thường là một bài phát biểu dài, trong đó không phải chỉ có những câu khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản mà còn bao gồm những chỉ dấu về đường lối chính sách.
Ông Lý Khắc Cường cũng sẽ loan báo chỉ tiêu tăng trưởng mà nhiều người dự kiến được giữ ở mức 7,5%.
Tuy nhiên với đà phát triển kinh tế đang chậm lại và những mối quan tâm về các khoản nợ khổng lồ của các chính quyền địa phương, một số người cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%.
Kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây từ mức tăng trưởng gồm hai con số. Có nhiều tiếng nói hơn của công chúng về những vấn đề môi trường và về chính sách phát triển bằng mọi giá của nước này.
Phát ngôn viên Quốc hội nhân dân, bà Phó Oánh, nói rằng các luật lệ về môi trường sẽ là một vấn đề hàng đầu trong suốt hội nghị năm nay.
Bà Phó Oánh nói rằng vấn đề khói mù đã trở thành vấn đề biểu tượng và khó khăn của nhiều thành phố ở Trung Quốc và gây ảnh hưởng ngày càng nhiều. Tuy nhiên không chỉ ô nhiễm không khí mà thôi, bà nói, vấn đề nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Mùa thu năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố một kế hoạch cải cách để cải tổ kinh tế và gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tư nhân và các công ty độc quyền của nhà nước vốn chi phối nền kinh tế Trung Quốc. Những cải cách này đồng thời cũng thúc đẩy pháp quyền và bãi bỏ những chính sách lâu đời vốn gây cản trở cho sự phân phối của cải bình đẳng trong một đất nước có tới 1,35 tỉ dân này.
Bà Phó Oánh cho biết vai trò của Quốc hội là cung cấp khung sườn pháp lý cho kế hoạch cải cách rộng lớn mà ông Tập là người khởi xướng.
Bà Phó Oánh nói khi đối với những cải cách lớn mà dư luận quan tâm ,các đại biểu nên soạn thảo, sửa đổi và bãi bỏ các điều luật nếu cần để bảo đảm rằng những cải cách lớn được thực hiện theo đúng pháp luật.
“Điều này có thể đặc biệt thú vị và thậm chí khó khăn hơn những năm trước bởi vì các chính sách cải cách lấn sâu vào cơ cấu chính trị và kinh tế hiện tại, điều này có nghĩa sẽ có sự tái phân bố lớn về quyền lực, đặc quyền và lợi ích”.
Những cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt nhắm tới việc phá vỡ sự độc quyền của 3 nhóm quyền lợi mà giáo sư Hoàng Tĩnh gọi là 'tam giác sắt', đó là các công ty do nhà nước sở hữu, lĩnh vực tài chính và các chính quyền địa phương.
Ông Tập Cận Bình cũng đã có những bước mà các nhà phân tích nói là tập trung quyền lực. Hiện nay ông là người đứng đầu 3 ủy ban đặc biệt: một ủy ban về cải cách kinh tế, một ủy ban về an ninh và ủy ban còn lại tập trung vào công tác quản lý internet.
Chủ tịch Trung Quốc cũng có thái độ quyết liệt trong nỗ lực bài trừ tham nhũng. Các nhà phân tích nói thái độ đó có thể cũng sẽ góp phần dỡ bỏ những rào cản đối với mục tiêu cải cách.