Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Lê Giang ở Philadelphia, bang Pennsylvania, email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi về thuốc trụ sinh.
Khi tôi còn ở Việt Nam cách nay khoảng 20 năm, đau bệnh gì đi các thầy thuốc cũng được cho uống ‘thuốc trụ sinh’, đứt tay, ghẻ lở cũng ra nhà thuốc mua bột thuốc trụ sinh xức vào, có lúc khỏi bệnh, có lúc không. Thuốc thì lúc màu vàng, lúc màu đỏ, nhưng hình như đều có tên với cái đuôi là ‘cillin’.
Khi tôi di dân sang Mỹ, thuốc trụ sinh không mua được dễ dàng như vậy nữa và phải có toa bác sĩ theo quy định về thuốc men ở Mỹ -- là điều tôi có thể hiểu được. Thế nhưng cách uống thuốc thì khác, dường như lần nào phải uống trụ sinh, bác sĩ đều ra toa cho tôi phải uống 10 ngày liên tục, cho dù bệnh không còn thấy nữa sau vài ngày uống thuốc.
Xin hỏi:
1. Thuốc trụ sinh và kháng sinh là một phải không?
2. Tên thuốc có đuôi “cillin” là trụ sinh có đúng không? Khi xưa, thời còn chiến tranh ở Việt Nam, tôi hay nghe nói đến thuốc penicillin lắm, bây giờ thuốc này có còn hữu dụng như vậy nữa hay không?
3. Tại sao phải uống thuốc trụ sinh 10 ngày liên tục như vậy, như trong trường hợp của tôi?
4. Uống trụ sinh nhiều bị vàng răng, có đúng không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Trả lời ông Lê Giang (VOA)
1) Trụ sinh hay kháng sinh: ”trụ” - từ Hán Việt có nghĩa là “chống”, “kháng” có nghĩa tương tự. “Sinh” là đời sống. Trước 1975, miền nam VN gọi là trụ sinh, hiện nay gọi là kháng sinh để dịch từ antibiotic, (có lẽ theo tiếng quan thoại cũng gọi là kháng sinh) (anti=chống, “bio” đời sống, ví dụ biology là khoa học về đời sống.)
2) Penicillin:
Sir Alexander Fleming (1881-1955) là một nhà bác học người Tô cách lan (Scottish), tình cờ tìm ra một chất do nấm Penicillium notatum sản xuất (1928). Fleming để quên không rửa một đĩa Petri cấy vi khuẩn staphylococcus, và mấy ngày sau, ông thấy một loại nấm từ đâu rơi vào, mọc trong môi trường cấy. Chung quanh các chỗ nấm mọc, vi khuẩn staphylococcus không mọc được, ông mới kết luận là những nấm này tiết ra một chất có khả năng chống lại vi khuẩn. Ông trích được từ môi trường cấy một chất mà ông đặt tên là penicillin (PNC). Nhờ đó mà năm 1945 ông được chung giải Nobel y khoa với hai nhà khoa học khác có công ứng dụng penicillin trong y học lâm sàng. Chất này được gọi là penicillin do tên của nấm (fungus) penicillium sản xuất ra nó.
Tuy nhiên, hồi đó Fleming chỉ nghĩ đến dùng penicillin như một chất sát trùng ngoài da. Phải nhờ nhiều nghiên cứu khác thì năm 1942 mới có những thử nghiệm lâm sàng dùng penicillin chữa bệnh trên người.Thuốc hồi đó cực kỳ hiệu nghiệm với một số vi khuẩn như vi trùng gây bệnh giang mai (syphilis), bệnh lậu (gonorrhea), vi trùng bệnh scarlet fever, là những bệnh ghê gớm nhất thời đó. Thuốc penicillin V để uống,còn có penicillin chích thịt hoặc truyền tĩnh mạch, thuốc procaine Penicillin chích thịt (tác dụng kéo dài hơn, chích mỗi ngày một lần, thuốc benzathine penicillin còn kéo dài hơn nữa, chỉ cần chích một tháng một lần, để chữa giang mai, ngừa viêm khớp thấp cấp tính (acute rheumatic fever).
Sau này những thuốc trụ sinh khác được tổng hợp cũng như được khám phá ra từ các nguồn khác. Một số lớn thuốc tương tự trong gia đình penicillin (“beta-lactam antibiotics”) tên có đuôi -cillin như amoxicillin, methicillin, được dùng cho những hoàn cảnh với nhu cầu khác nhau. Ví dụ ampicillin có quang phổ trị liệu rộng hơn penicillin, amoxicillin hấp thụ tốt hơn ampicillin, methicillin trị các vi khuẩn kháng penicillin.
Hiện nay, người ta không dùng penicillin để rảy bột, thoa trên vết thương vì các vi trùng ngoài da phần lớn đã lờn thuốc, thuốc PNC dùng vào vết thương rát và khó chịu, thuốc hấp thụ vào máu không đồng đều, đi vào các khe vết thương cũng không tin cậy, có thể gây cơ thể dị ứng với penicillin và nhất là có những thuốc thoa tốt hơn như bacitracin, neomycin, hay gần đây mupirocin (Bactroban) hiệu nghiệm với vi trùng staphylococcus hơn.
3) Tại sao bác sĩ dặn dùng trụ sinh trong 10 ngày?
Thuốc dùng 10 ngày trong một số trường hợp mà bs sĩ ước tính, căn cứ trên các nghiên cứu lâm sàng, là thời gian 10 ngày cần để chữa cho dứt bệnh. Ví dụ, bệnh nhân bị nhiễm streptococcus Group A trong amidan, bác sĩ dặn uống mười ngày, dù hết nóng, hết đau họng. Lý do bs muốn dứt hẳn vi khuẩn trong người bệnh, để tránh hậu hoạ về sau, vì nhiễm vi trùng này có thể gây ra bệnh thấp khớp cấp tính (acute rheumatic fever) là một bệnh có thể làm đau tim, viêm cơ tim, viêm và hư các van tim. Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính, căn cứ trên thống kê số đông từng được nghiên cứu.
Ví dụ khác, như thuốc azithromycin dùng chữ viêm tai giữa (otitis media) nhưng chỉ uống 5 ngày, trong lúc dùng amoxicillin thì uống 10 ngày; đều là những khuyến cáo trên các nghiên cứu lâm sàng. Nhiễm trùng đường tiểu nếu chỉ ở bọng đái có thể chỉ uống kháng sinh một liều cao, hoặc ba ngày, nhưng nếu bs nghi nhiễm trùng liên hệ đến thận, có thể cho bệnh nhân uống 2-3 tuần kháng sinh, nhất là ở trẻ em, để tránh hư hại thận và các biến chứng về sau.Hay người bệnh lao có thể uống thuốc hàng tháng , hàng năm.
Căn cứ trên những nghiên cứu mới, hiện nay y khoa Mỹ cũng như thế giới thiên về y khoa thực chứng (evidence based medicine), người ta xét lại rất thường xuyên, rất nhiều các khuyến cáo này.
4) Răng vàng do tetracycline (tetracycline tooth staining)
Một số thuốc như thuốc kháng sinh loại tetracycline (oxytetracycline, chlortetracycline, minocycline), nếu trẻ em uống vào lúc chúng dưới 8 tuổi (lúc các răng thường trực đang thành hình), kháng sinh sẽ đi vào cơ cấu mô răng của chúng làm cho răng đổi màu vàng (sau đó có thể biến thành màu nâu), cũng như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các xương khác. Đàn bà có bầu cũng không được dùng tetracycline và các kháng sinh liên hệ vì tác dụng tương tự trên thai nhi, làm răng sữa chúng bị vàng. Sau 8 tuổi dùng kháng sinh tetracycline không làm vàng răng. Các thuốc kháng sinh khác không làm vàng răng vĩnh viễn như tetracycline, trừ một số ngoại lệ như ciprofloxacin . Thường bác sĩ chữa cho các em đều biết chuyện này và tránh tetracycline cho trẻ em dưới 8 tuổi, trừ trường hợp bất khả kháng, dùng rất ngắn hạn.
Chúc quý thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Lê Giang ở Philadelphia, bang Pennsylvania, email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi về thuốc trụ sinh.
Khi tôi còn ở Việt Nam cách nay khoảng 20 năm, đau bệnh gì đi các thầy thuốc cũng được cho uống ‘thuốc trụ sinh’, đứt tay, ghẻ lở cũng ra nhà thuốc mua bột thuốc trụ sinh xức vào, có lúc khỏi bệnh, có lúc không. Thuốc thì lúc màu vàng, lúc màu đỏ, nhưng hình như đều có tên với cái đuôi là ‘cillin’.
Khi tôi di dân sang Mỹ, thuốc trụ sinh không mua được dễ dàng như vậy nữa và phải có toa bác sĩ theo quy định về thuốc men ở Mỹ -- là điều tôi có thể hiểu được. Thế nhưng cách uống thuốc thì khác, dường như lần nào phải uống trụ sinh, bác sĩ đều ra toa cho tôi phải uống 10 ngày liên tục, cho dù bệnh không còn thấy nữa sau vài ngày uống thuốc.
Xin hỏi:
1. Thuốc trụ sinh và kháng sinh là một phải không?
2. Tên thuốc có đuôi “cillin” là trụ sinh có đúng không? Khi xưa, thời còn chiến tranh ở Việt Nam, tôi hay nghe nói đến thuốc penicillin lắm, bây giờ thuốc này có còn hữu dụng như vậy nữa hay không?
3. Tại sao phải uống thuốc trụ sinh 10 ngày liên tục như vậy, như trong trường hợp của tôi?
4. Uống trụ sinh nhiều bị vàng răng, có đúng không?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Your browser doesn’t support HTML5
Trả lời ông Lê Giang (VOA)
1) Trụ sinh hay kháng sinh: ”trụ” - từ Hán Việt có nghĩa là “chống”, “kháng” có nghĩa tương tự. “Sinh” là đời sống. Trước 1975, miền nam VN gọi là trụ sinh, hiện nay gọi là kháng sinh để dịch từ antibiotic, (có lẽ theo tiếng quan thoại cũng gọi là kháng sinh) (anti=chống, “bio” đời sống, ví dụ biology là khoa học về đời sống.)
2) Penicillin:
Sir Alexander Fleming (1881-1955) là một nhà bác học người Tô cách lan (Scottish), tình cờ tìm ra một chất do nấm Penicillium notatum sản xuất (1928). Fleming để quên không rửa một đĩa Petri cấy vi khuẩn staphylococcus, và mấy ngày sau, ông thấy một loại nấm từ đâu rơi vào, mọc trong môi trường cấy. Chung quanh các chỗ nấm mọc, vi khuẩn staphylococcus không mọc được, ông mới kết luận là những nấm này tiết ra một chất có khả năng chống lại vi khuẩn. Ông trích được từ môi trường cấy một chất mà ông đặt tên là penicillin (PNC). Nhờ đó mà năm 1945 ông được chung giải Nobel y khoa với hai nhà khoa học khác có công ứng dụng penicillin trong y học lâm sàng. Chất này được gọi là penicillin do tên của nấm (fungus) penicillium sản xuất ra nó.
Tuy nhiên, hồi đó Fleming chỉ nghĩ đến dùng penicillin như một chất sát trùng ngoài da. Phải nhờ nhiều nghiên cứu khác thì năm 1942 mới có những thử nghiệm lâm sàng dùng penicillin chữa bệnh trên người.Thuốc hồi đó cực kỳ hiệu nghiệm với một số vi khuẩn như vi trùng gây bệnh giang mai (syphilis), bệnh lậu (gonorrhea), vi trùng bệnh scarlet fever, là những bệnh ghê gớm nhất thời đó. Thuốc penicillin V để uống,còn có penicillin chích thịt hoặc truyền tĩnh mạch, thuốc procaine Penicillin chích thịt (tác dụng kéo dài hơn, chích mỗi ngày một lần, thuốc benzathine penicillin còn kéo dài hơn nữa, chỉ cần chích một tháng một lần, để chữa giang mai, ngừa viêm khớp thấp cấp tính (acute rheumatic fever).
Sau này những thuốc trụ sinh khác được tổng hợp cũng như được khám phá ra từ các nguồn khác. Một số lớn thuốc tương tự trong gia đình penicillin (“beta-lactam antibiotics”) tên có đuôi -cillin như amoxicillin, methicillin, được dùng cho những hoàn cảnh với nhu cầu khác nhau. Ví dụ ampicillin có quang phổ trị liệu rộng hơn penicillin, amoxicillin hấp thụ tốt hơn ampicillin, methicillin trị các vi khuẩn kháng penicillin.
Hiện nay, người ta không dùng penicillin để rảy bột, thoa trên vết thương vì các vi trùng ngoài da phần lớn đã lờn thuốc, thuốc PNC dùng vào vết thương rát và khó chịu, thuốc hấp thụ vào máu không đồng đều, đi vào các khe vết thương cũng không tin cậy, có thể gây cơ thể dị ứng với penicillin và nhất là có những thuốc thoa tốt hơn như bacitracin, neomycin, hay gần đây mupirocin (Bactroban) hiệu nghiệm với vi trùng staphylococcus hơn.
3) Tại sao bác sĩ dặn dùng trụ sinh trong 10 ngày?
Thuốc dùng 10 ngày trong một số trường hợp mà bs sĩ ước tính, căn cứ trên các nghiên cứu lâm sàng, là thời gian 10 ngày cần để chữa cho dứt bệnh. Ví dụ, bệnh nhân bị nhiễm streptococcus Group A trong amidan, bác sĩ dặn uống mười ngày, dù hết nóng, hết đau họng. Lý do bs muốn dứt hẳn vi khuẩn trong người bệnh, để tránh hậu hoạ về sau, vì nhiễm vi trùng này có thể gây ra bệnh thấp khớp cấp tính (acute rheumatic fever) là một bệnh có thể làm đau tim, viêm cơ tim, viêm và hư các van tim. Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính, căn cứ trên thống kê số đông từng được nghiên cứu.
Ví dụ khác, như thuốc azithromycin dùng chữ viêm tai giữa (otitis media) nhưng chỉ uống 5 ngày, trong lúc dùng amoxicillin thì uống 10 ngày; đều là những khuyến cáo trên các nghiên cứu lâm sàng. Nhiễm trùng đường tiểu nếu chỉ ở bọng đái có thể chỉ uống kháng sinh một liều cao, hoặc ba ngày, nhưng nếu bs nghi nhiễm trùng liên hệ đến thận, có thể cho bệnh nhân uống 2-3 tuần kháng sinh, nhất là ở trẻ em, để tránh hư hại thận và các biến chứng về sau.Hay người bệnh lao có thể uống thuốc hàng tháng , hàng năm.
Căn cứ trên những nghiên cứu mới, hiện nay y khoa Mỹ cũng như thế giới thiên về y khoa thực chứng (evidence based medicine), người ta xét lại rất thường xuyên, rất nhiều các khuyến cáo này.
4) Răng vàng do tetracycline (tetracycline tooth staining)
Một số thuốc như thuốc kháng sinh loại tetracycline (oxytetracycline, chlortetracycline, minocycline), nếu trẻ em uống vào lúc chúng dưới 8 tuổi (lúc các răng thường trực đang thành hình), kháng sinh sẽ đi vào cơ cấu mô răng của chúng làm cho răng đổi màu vàng (sau đó có thể biến thành màu nâu), cũng như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các xương khác. Đàn bà có bầu cũng không được dùng tetracycline và các kháng sinh liên hệ vì tác dụng tương tự trên thai nhi, làm răng sữa chúng bị vàng. Sau 8 tuổi dùng kháng sinh tetracycline không làm vàng răng. Các thuốc kháng sinh khác không làm vàng răng vĩnh viễn như tetracycline, trừ một số ngoại lệ như ciprofloxacin . Thường bác sĩ chữa cho các em đều biết chuyện này và tránh tetracycline cho trẻ em dưới 8 tuổi, trừ trường hợp bất khả kháng, dùng rất ngắn hạn.
Chúc quý thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.