Indonesia cần giải quyết chủ nghĩa cực đoan từ gốc rễ

Một người đàn ông cầu nguyện tại đền thờ Hồi giáo ở Jakarta, Indonesia.

Người Hồi giáo ôn hòa ở Indonesia cho rằng cuộc chiến của nước này chống lại chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan phải được thực hiện từ dưới lên trên, trên đường phố và bên trong các trại giam, khác với cách xử lý từ trên xuống mà chính phủ hiện đang tiến hành. Thông tín viên Ade Irma của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Jakarta.

Những người chỉ trích nói nỗ lực của Jakarta trong công cuộc tiêu diệt Hồi giáo cực đoan đang tiến triển hết sức chậm chạp. Nhiều người cho rằng các chương trình hành động bị trì trệ bởi bộ máy quan liêu và yếu tố đặc biệt gây quan ngại chính là chủ nghĩa cực đoan trong hệ thống trại giam.

Những liên hệ từ nhà tù

Sau quá trình điều tra cuộc tấn công khủng bố gần đây nhất ở Jakarta đầu năm nay, giới hữu trách Indonesia bắt giữ hơn 40 người và liên hệ vụ tấn công này với một tù nhân khủng bố đang thọ án.

Theo nhà phân tích khủng bố, Taufik Andrie, các tù nhân khủng bố là thủ lĩnh tinh thần hay lãnh đạo chiến đấu của các phe nhóm khủng bố vẫn có thể liên lạc với các tín đồ bên ngoài.

Ông Audries nói: "Việc lan truyền lý tưởng ISIS chẳng hạn, khuôn mẫu lâu nay không thay đổi, xuất phát từ bên trong các trại giam. Những phán quyết, những lời kêu gọi, hay những mệnh lệnh từ các thủ lĩnh khủng bố được phát sinh từ trong nhà tù rồi được truyền ra bên ngoài để thực thi."

Kể từ cuộc tấn công hồi tháng Giêng tại Jakarta, Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì các chương trình phục hồi nhân phẩm bất xứng trong và ngoài trại giam đối với các phạm nhân khủng bố.

Ông Andrie cho biết thêm rằng chính phủ Indonesia chưa cải thiện khâu quản lý tù nhân khủng bố xét về mặt xử lý, bố trí nơi giam giữ và tư vấn.

Theo thống kê từ Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia của Indonesia, hơn 200 tù nhân có liên hệ với các hành vi khủng bố đang bị giam cầm. Các tù nhân khủng bố bị chia cách trong 49 nhà giam tại 13 tỉnh thành. Cơ quan này cũng giám sát 538 cựu tù nhân khủng bố đã hòa nhập lại với đời sống xã hội.

Tận gốc rễ

Kể từ cuộc tấn công hồi tháng Giêng tại Jakarta, Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì các chương trình phục hồi nhân phẩm bất xứng trong và ngoài trại giam đối với các phạm nhân khủng bố.

Tổ chức Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia, Nahdatul Ulama, cho rằng quá trình xóa bỏ cực đoan hóa cần phải được giải quyết tích cực hơn tận gốc rễ.

Phó tổng thư ký của tổ chức, ông Adnan Anwar, cho đài VOA biết cách tiếp cận của chính phủ vẫn còn quan liêu, các chương trình còn bị giới hạn ở những phương thức và mức độ nhất định như hội thảo và các chương trình nghĩa vụ khác.

Vẫn theo lời ông, các nỗ lực cần phải nhắm mục tiêu tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận trực diện thực chất. Ồng Anwar phát biểu: "Cuộc chiến không còn ở mức độ đó nữa mà càng ngày càng đa dạng."

Hơn thế nữa, ông Andrie cho rằng chính phủ Indonesia chưa có một chiến lược quốc gia về chống khủng bố. Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia có những đường hướng riêng về các chương trình xóa bỏ cực đoan hóa nhưng chỉ giới hạn trong công tác của riêng họ mà không có sự phối hợp giữa các ban ngành và tổ chức.

Ngăn ngừa khủng bố

Trong hai tháng qua, chính phủ Indonesia đã xử lý các công dân muốn tới Syria. Nhóm đầu tiên gồm bốn thanh niên Indonesia bị trục xuất từ Singapore. Kế đó là nhóm 14 người bị sở di trú Indonesia ngăn chặn.

Ông Adnan Anwar của tổ chức Nahdatul Ulama nói chính phủ cần có nhiều nỗ lực ngăn ngừa khủng bố hơn nữa cùng sự hợp tác tốt hơn giữa các ban ngành và tổ chức.

Ông Anwar cho biết: "Chúng tôi thấy phong trào chủ nghĩa cực đoan tại Indonesia đã bước giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi đã kêu gọi chính phủ giải quyết tệ trạng này, kể cả có hành động ở cấp độ phòng ngừa."

Tổng thống Joko Widodo và quốc hội đã nhất trí tăng cường luật chống khủng bố và quá trình này đang được tiến hành.

Chính phủ Indonesia chưa trực tiếp giải quyết các chỉ trích về cách thức chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.

Nhưng Tổng thống Joko Widodo và quốc hội đã nhất trí tăng cường luật chống khủng bố và quá trình này đang được tiến hành.

Dự thảo sửa đổi bao gồm luật cấm công dân không được gia nhập các nhóm khủng bố hoạt động tại các nước đang có xung đột như Iraq và Syria, và một lệnh cấm nhập cảnh đối với các công dân đã đi Syria và Iraq để chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo hoặc các nhóm cực đoan khác.