JAKARTA —
Mặc dầu tiến bộ trên phương diện chính trị và kinh tế trong thập niên vừa qua, Indonesia vẫn còn phải phấn đấu trước tỷ lệ tử vong nơi sản phụ khá cao trong số các nước đang phát triển. Sở dĩ như vậy phần lớn là vì phụ nữ Indonesia thiếu điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình, và Bộ trưởng Y tế nước này đang tích cực cải thiện.
Bộ trưởng Y tế Indonesia, bà Nafsia Mboi, có kế hoạch nói chuyện tại Kuala Lumpur vào ngày thứ Tư với hàng ngàn nhà hoạt động và nhà lãnh đạo tham gia một hội nghị toàn cầu về vấn đề sức khỏe của phụ nữ.
Hội nghị sẽ tập trung vào những phương pháp mà các quốc gia có thể làm để đạt được một trong những mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, bằng cách giúp phụ nữ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ sinh sản có kế hoạch.
Bà Mboi nói rằng phụ nữ Indonesia rất khó tiếp cận với các dịch vụ sinh sản có kế hoạch vì điều kiện địa lý. Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo, trong đó chỉ có 6.000 đảo là có người ở.
Bà nói rằng một khó khăn nữa là vấn đề chính trị. Dịch vụ y tế do các chính quyền địa phương kiểm soát. Nhưng, bà cam kết đáp ứng nhu cầu của mỗi vùng:
“Chúng tôi đã gia tăng các cơ sở y tế, và các cơ sở này đã được trang bị với nhiều thiết bị khá hơn, có các bà mụ được huấn luyện tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều nhu cầu cần phải làm vì đất đai Indonesia quá rộng.”
Bà Mboi nói rằng sinh sản có kế hoạch là một ưu tiên hàng đầu vì sức khỏe của người phụ nữ sẽ bị tổn hại khi sinh sản quá nhiều.
Trong những vấn đề sức khỏe khác, bà cho biết, ưu tiên phải nhắm tới các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe.
Bà cũng nói cần cải thiện điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế để giảm bớt các trường hợp xuất huyết, huyết áp cao, và bị nhiễm trùng trong khi sinh sản, nguyên nhân chính gây ra nhiều trường hợp tử vong của sản phụ tại Indonesia:
“Tôi tin rằng kế hoạch hóa gia đình có liên hệ hỗ tương với sức khỏe và quyền sinh sản.”
Không phải tất cả mọi người đều đồng ý. Tại Philippines chẳng hạn, chính phủ phải hoãn lại một luật cung cấp miễn phí các dịch vụ ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình do sự phản đối của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.
Tại Indonesia, bà Mboi đã bị chỉ trích gay gắt từ phía các giới chức và các nhà lãnh đạo tôn giáo bảo thủ, vì bà ủng hộ việc sử dụng bao cao su nơi các nhóm người dễ mắc bệnh hoặc lây bệnh.
Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo bộ y tế hồi năm ngoái, bà đã giảm bớt bênh vực một số phương pháp ngừa thai và chú trọng hơn vào vấn đề kế hoạch hóa gia đình nói chung, xem đó là một phương tiện bảo đảm an toàn, lành mạnh và thụ thai theo ý muốn.
Mặc dầu những khó khăn vừa kể, bà nói rằng Indonesia cần thực hiện một đường lối kế hoạch hóa gia đình có sự tham gia nhiều hơn, trong đó sẽ có sự tham gia của chính quyền địa phương và lãnh đạo tôn giáo. Indonesia cũng cần cần bảo đảm rằng khi áp dụng kế hoạch bảo hiểm y tế quốc gia vào năm 2014, vấn đề kế hoạch hóa gia đình sẽ được nhắc đến.
Mới đây, tổ chức Save the Children công bố phúc trình về điều kiện mà các bà mẹ trên thế giới phải đối diện, trong đó họ đã xếp hạng Indonesia đứng thứ 106 trong số 130 quốc gia đang phát triển, thấp hơn Trung Quốc và Việt Nam, nhưng cao hơn Philippines và Đông Timor.
Bộ trưởng Y tế Indonesia, bà Nafsia Mboi, có kế hoạch nói chuyện tại Kuala Lumpur vào ngày thứ Tư với hàng ngàn nhà hoạt động và nhà lãnh đạo tham gia một hội nghị toàn cầu về vấn đề sức khỏe của phụ nữ.
Hội nghị sẽ tập trung vào những phương pháp mà các quốc gia có thể làm để đạt được một trong những mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, bằng cách giúp phụ nữ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ sinh sản có kế hoạch.
Bà Mboi nói rằng phụ nữ Indonesia rất khó tiếp cận với các dịch vụ sinh sản có kế hoạch vì điều kiện địa lý. Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo, trong đó chỉ có 6.000 đảo là có người ở.
Bà nói rằng một khó khăn nữa là vấn đề chính trị. Dịch vụ y tế do các chính quyền địa phương kiểm soát. Nhưng, bà cam kết đáp ứng nhu cầu của mỗi vùng:
“Chúng tôi đã gia tăng các cơ sở y tế, và các cơ sở này đã được trang bị với nhiều thiết bị khá hơn, có các bà mụ được huấn luyện tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều nhu cầu cần phải làm vì đất đai Indonesia quá rộng.”
Bà Mboi nói rằng sinh sản có kế hoạch là một ưu tiên hàng đầu vì sức khỏe của người phụ nữ sẽ bị tổn hại khi sinh sản quá nhiều.
Trong những vấn đề sức khỏe khác, bà cho biết, ưu tiên phải nhắm tới các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe.
Bà cũng nói cần cải thiện điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế để giảm bớt các trường hợp xuất huyết, huyết áp cao, và bị nhiễm trùng trong khi sinh sản, nguyên nhân chính gây ra nhiều trường hợp tử vong của sản phụ tại Indonesia:
“Tôi tin rằng kế hoạch hóa gia đình có liên hệ hỗ tương với sức khỏe và quyền sinh sản.”
Không phải tất cả mọi người đều đồng ý. Tại Philippines chẳng hạn, chính phủ phải hoãn lại một luật cung cấp miễn phí các dịch vụ ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình do sự phản đối của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.
Tại Indonesia, bà Mboi đã bị chỉ trích gay gắt từ phía các giới chức và các nhà lãnh đạo tôn giáo bảo thủ, vì bà ủng hộ việc sử dụng bao cao su nơi các nhóm người dễ mắc bệnh hoặc lây bệnh.
Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo bộ y tế hồi năm ngoái, bà đã giảm bớt bênh vực một số phương pháp ngừa thai và chú trọng hơn vào vấn đề kế hoạch hóa gia đình nói chung, xem đó là một phương tiện bảo đảm an toàn, lành mạnh và thụ thai theo ý muốn.
Mặc dầu những khó khăn vừa kể, bà nói rằng Indonesia cần thực hiện một đường lối kế hoạch hóa gia đình có sự tham gia nhiều hơn, trong đó sẽ có sự tham gia của chính quyền địa phương và lãnh đạo tôn giáo. Indonesia cũng cần cần bảo đảm rằng khi áp dụng kế hoạch bảo hiểm y tế quốc gia vào năm 2014, vấn đề kế hoạch hóa gia đình sẽ được nhắc đến.
Mới đây, tổ chức Save the Children công bố phúc trình về điều kiện mà các bà mẹ trên thế giới phải đối diện, trong đó họ đã xếp hạng Indonesia đứng thứ 106 trong số 130 quốc gia đang phát triển, thấp hơn Trung Quốc và Việt Nam, nhưng cao hơn Philippines và Đông Timor.