Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Nga để dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới mà theo dự trù sẽ bị bao trùm bởi cuộc tranh luận về việc Hoa Kỳ có thể tiến hành các cuộc tấn công quân sự ở Syria.
Vụ khủng hoảng Syria không nằm trong nghị trình chính thức của hội nghị thượng đỉnh kinh tế toàn cấu của Nhóm 20 quốc gia tại St. Petesburg, nhưng theo dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về vụ này bên lề hội nghị.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang mưu tìm hậu thuẫn rộng rãi hơn, cả trong lẫn ngoài nước, dành cho các cuộc tấn công quân sự nhắm vào chính phủ của Syria vì đã sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân theo như lời tố giác.
Một ngày trước hội nghị thượng đỉnh G20, một ủy ban quan trọng của Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một kế hoạch đề nghị các cuộc tấn công có giới hạn nhưng không loại trừ việc sử dụng bộ binh. Dự luật này sẽ được đưa ra toàn thể Thượng viện vào tuần tới và phải được thông qua ở đó, cũng như ở Hạ viện, nơi dự luật có thể vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa.
Cuộc biểu quyết với 10 phiếu thuận và 7 phiếu chống tại Uỷ ban Ngoại vụ Thượng viện diễn ra vào lúc các cố vấn hàng đầu về đối ngoại và quốc phòng của ông Obama ra điều trần qua ngày thứ nhì tại Quốc hội, để tìm cách thuyết phục các nhà làm luật còn nghi ngại chưa muốn phê chuẩn kế hoạch của Tổng thống về một cuộc tấn công chống lại các khả năng quân sự của Syria.
Ngoại trưởng John Kerry đã dành phần lớn thời gian trong buổi chiều để nói chuyện với một ủy ban Hạ viện.
Ông Kerry nói: “Trong khi chúng ta tranh luận, cả thế giới đang theo dõi và tự hỏi, không phải liệu chế độ Assad có thực sự làm điều này hay không. Mà thế giới tự hỏi liệu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có sẽ đồng lòng qua sự im lặng đứng yên trong khi hành động tàn ác này được phép diễn ra mà không có hậu quả nào.”
Tổng thống Obama lập luận bênh vực Hành động Quân sự
Tại Thụy Ðiển hôm thứ tư, Tổng thống Obama tuyên bố không phản ứng trước việc sử dụng vũ khí hóa học ở Damascus sẽ chỉ gia tăng rủi ro là các vũ khí này sẽ lại được sử dụng.
Tổng thống Obama nói thế giới lâu nay đã xác định rằng sử dụng vũ khí hóa học là điều không thể dung chấp. Do đó, ông cho rằng sẽ không có sự nghi ngờ gì về uy tín của ông sẽ nếu không có hành động chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ông nói: “Uy tín của cộng đồng quốc tế sẽ gặp nguy cơ. Và uy tín của nước Mỹ và Quốc hội sẽ gặp nguy cơ, bởi vì chúng ta sẽ chỉ quảng bá mà không hành động gì về khái niệm rằng các nguyên tắc quốc tế này là quan trọng.”
Tổng thống thừa nhận rằng nhiều nước Âu châu còn do dự về hành động quân sự chống lại Syria bởi vì những tố giác không chính xác về việc vũ khí hóa học dẫn tới cuộc chiến tranh ở Iraq.
Ông Obama nói: “Tôi không quan tâm đến việc lập lại những lỗi lầm của chúng ta khi căn cứ các quyết định vào thông tin tình báo sai lạc, nhưng sau khi đã thực hiện một cuộc thẩm định thấu đáo về thông tin hiện có, tôi có thể nói với sự tin tưởng cao rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng.”
Ông Obama từng nói ông tin rằng chính phủ của Tổng thống Assad đã dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân trong vụ tấn công hôm 21 tháng 8, khiến hơn 1,400 người thiệt mạng ở gần Damascus.
Syria phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học, và cáo buộc rằng chính phe nổi dậy đã bố trí các vũ khí này.
Nga, Trung Quốc phản đối việc Hoa Kỳ tấn công Syria
Nga, là nước chủ yếu cung cấp vũ khí cho Syria, và Trung Quốc đã phủ quyết 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Syria.
Phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu hôm nay nói bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Syria cũng sẽ làm tăng giá dầu hỏa và có “tác động tiêu cực” đến nền kinh tế toàn cầu.
Hôm thứ tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Tây phương mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an sẽ là một hành vi “xâm lược” không thể chấp nhận được. Nhưng ông nói ông sẽ ủng hộ một cuộc tấn công nếu có bằng chứng “thuyết phục” rằng Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Putin nói với hãng thông tấn AP và kênh truyền hình số 1 của nhà nước Nga rằng: “Bất kỳ lý do hay phương thức nào có thể được sử dụng để biện minh có việc sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền đều không thể chấp nhận được và chỉ có thể được diễn dịch là một hành động xâm lược.”
Ông Putin kêu gọi Hoa kỳ trình bày cho Liên Hiệp Quốc thấy bằng chứng “thuyết phục” về vũ khí hóa học.
Ông nói nước Nga đã ngưng giao các bộ phận phi đạn địa đối không cho Nga, nhưng sẽ xét lại nếu cac biện pháp được thực hiện “vi phạm các nguyên tắc quốc tế.”
Liên Hiệp Quốc hy vọng vào giải pháp chính trị
Ngay cả trong khi Hoa Kỳ vận động cho khả năng thực hiện các cuộc tấn công, các giới chức Liên Hiệp Quốc tiếp tục trông đợi một giải pháp chính trị cho vụ xung đột.
Các giới chức nói đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập và Liên hiệp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi đang lên đường đến St. Petersburg để giúp người đứng đầu Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tổ chức một hội nghị về hòa bình Syria.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từng tuyên bố mọi việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria đều là một “tội ác chiến tranh tầy đình” và ông kêu gọi Hội đồng Bảo an “đoàn kết và khai triển một sự đáp ứng thích nghị” để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.
Tuy nhiên, ông nói một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc là phương cách tốt đẹp nhất để xúc tiến.
Một số hình ảnh về Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga
Vụ khủng hoảng Syria không nằm trong nghị trình chính thức của hội nghị thượng đỉnh kinh tế toàn cấu của Nhóm 20 quốc gia tại St. Petesburg, nhưng theo dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về vụ này bên lề hội nghị.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang mưu tìm hậu thuẫn rộng rãi hơn, cả trong lẫn ngoài nước, dành cho các cuộc tấn công quân sự nhắm vào chính phủ của Syria vì đã sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân theo như lời tố giác.
Một ngày trước hội nghị thượng đỉnh G20, một ủy ban quan trọng của Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một kế hoạch đề nghị các cuộc tấn công có giới hạn nhưng không loại trừ việc sử dụng bộ binh. Dự luật này sẽ được đưa ra toàn thể Thượng viện vào tuần tới và phải được thông qua ở đó, cũng như ở Hạ viện, nơi dự luật có thể vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa.
Cuộc biểu quyết với 10 phiếu thuận và 7 phiếu chống tại Uỷ ban Ngoại vụ Thượng viện diễn ra vào lúc các cố vấn hàng đầu về đối ngoại và quốc phòng của ông Obama ra điều trần qua ngày thứ nhì tại Quốc hội, để tìm cách thuyết phục các nhà làm luật còn nghi ngại chưa muốn phê chuẩn kế hoạch của Tổng thống về một cuộc tấn công chống lại các khả năng quân sự của Syria.
Ngoại trưởng John Kerry đã dành phần lớn thời gian trong buổi chiều để nói chuyện với một ủy ban Hạ viện.
Ông Kerry nói: “Trong khi chúng ta tranh luận, cả thế giới đang theo dõi và tự hỏi, không phải liệu chế độ Assad có thực sự làm điều này hay không. Mà thế giới tự hỏi liệu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có sẽ đồng lòng qua sự im lặng đứng yên trong khi hành động tàn ác này được phép diễn ra mà không có hậu quả nào.”
Tổng thống Obama lập luận bênh vực Hành động Quân sự
Tổng thống Obama nói thế giới lâu nay đã xác định rằng sử dụng vũ khí hóa học là điều không thể dung chấp. Do đó, ông cho rằng sẽ không có sự nghi ngờ gì về uy tín của ông sẽ nếu không có hành động chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ông nói: “Uy tín của cộng đồng quốc tế sẽ gặp nguy cơ. Và uy tín của nước Mỹ và Quốc hội sẽ gặp nguy cơ, bởi vì chúng ta sẽ chỉ quảng bá mà không hành động gì về khái niệm rằng các nguyên tắc quốc tế này là quan trọng.”
Tổng thống thừa nhận rằng nhiều nước Âu châu còn do dự về hành động quân sự chống lại Syria bởi vì những tố giác không chính xác về việc vũ khí hóa học dẫn tới cuộc chiến tranh ở Iraq.
Ông Obama nói: “Tôi không quan tâm đến việc lập lại những lỗi lầm của chúng ta khi căn cứ các quyết định vào thông tin tình báo sai lạc, nhưng sau khi đã thực hiện một cuộc thẩm định thấu đáo về thông tin hiện có, tôi có thể nói với sự tin tưởng cao rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng.”
Ông Obama từng nói ông tin rằng chính phủ của Tổng thống Assad đã dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân trong vụ tấn công hôm 21 tháng 8, khiến hơn 1,400 người thiệt mạng ở gần Damascus.
Syria phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học, và cáo buộc rằng chính phe nổi dậy đã bố trí các vũ khí này.
Nga, Trung Quốc phản đối việc Hoa Kỳ tấn công Syria
Phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu hôm nay nói bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Syria cũng sẽ làm tăng giá dầu hỏa và có “tác động tiêu cực” đến nền kinh tế toàn cầu.
Hôm thứ tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Tây phương mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an sẽ là một hành vi “xâm lược” không thể chấp nhận được. Nhưng ông nói ông sẽ ủng hộ một cuộc tấn công nếu có bằng chứng “thuyết phục” rằng Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Putin nói với hãng thông tấn AP và kênh truyền hình số 1 của nhà nước Nga rằng: “Bất kỳ lý do hay phương thức nào có thể được sử dụng để biện minh có việc sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền đều không thể chấp nhận được và chỉ có thể được diễn dịch là một hành động xâm lược.”
Ông Putin kêu gọi Hoa kỳ trình bày cho Liên Hiệp Quốc thấy bằng chứng “thuyết phục” về vũ khí hóa học.
Ông nói nước Nga đã ngưng giao các bộ phận phi đạn địa đối không cho Nga, nhưng sẽ xét lại nếu cac biện pháp được thực hiện “vi phạm các nguyên tắc quốc tế.”
Liên Hiệp Quốc hy vọng vào giải pháp chính trị
Ngay cả trong khi Hoa Kỳ vận động cho khả năng thực hiện các cuộc tấn công, các giới chức Liên Hiệp Quốc tiếp tục trông đợi một giải pháp chính trị cho vụ xung đột.
Các giới chức nói đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập và Liên hiệp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi đang lên đường đến St. Petersburg để giúp người đứng đầu Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tổ chức một hội nghị về hòa bình Syria.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từng tuyên bố mọi việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria đều là một “tội ác chiến tranh tầy đình” và ông kêu gọi Hội đồng Bảo an “đoàn kết và khai triển một sự đáp ứng thích nghị” để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.
Tuy nhiên, ông nói một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc là phương cách tốt đẹp nhất để xúc tiến.
Một số hình ảnh về Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga