Chính phủ của Tổng Thống Obama cho biết vẫn nuôi hy vọng sẽ mở rộng một thỏa thuận bước ngoặt với Nga, để bảo vệ và tháo gỡ các vũ khí hạt nhân và hóa học tại Liên Bang Xô viết cũ. Thông tín viên đài VOA Michael Bowman tường trình rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng ca tụng Chương trình Hợp tác Nunn-Lugar để Giảm bớt mối Đe dọa (gọi tắt là CTR), một ngày sau khi chính phủ Nga bày tỏ hoài nghi về triển vọng tiếp tục gia hạn chương trình này sau khi thỏa thuận Mỹ-Nga hết hạn vào năm tới.
Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ và Nga đã có một quan hệ đối tác nhằm giảm kho dự trữ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt tại Liên Xô cũ, và để đảm bảo các vũ khí còn lại không rơi vào tay những kẻ xấu. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland nói rằng người Mỹ coi trọng chương trình hợp tác CTR và tin rằng chương trình này nên được tiếp tục.
"Chúng tôi tin rằng có rất nhiều công việc tương lai mà Mỹ và Nga phải cùng làm trong khuôn khổ thỏa thuận CTR (hợp tác để giảm mối đe dọa), kể cả hợp tác với các nước thứ ba.
Thỏa thuận hiện nay sẽ hết hạn vào tháng Sáu năm 2013. Vì vậy, để chuẩn bị trước khi thời hạn đó đến, chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện với phía Nga về khả năng gia hạn thỏa thuận đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận này."
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ không có chuyện mở rộng hiệp ước nếu không có một thay đổi triệt để.
Các nhà phân tích cho rằng khoảng hai thập niên sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các quan chức Nga không còn tin rằng tiền tài trợ và chuyện Hoa Kỳ giám sát việc loại trừ vũ khí là điều cần làm hoặc ngay cả điều mà họ muốn xảy ra.
Bà Nuland nói rằng Hoa Kỳ không loại trừ khả năng thay đổi chương trình hợp tác này.
"Các quan chức Nga đã nói với chúng tôi rằng họ muốn sửa đổi thỏa thuận đã có. Chúng tôi đang chuẩn bị để làm việc với họ về những thay đổi, và chúng tôi muốn hai bên thảo luận về việc đó."
Đồng thời, bà Nuland nhấn mạnh rằng nhiều thành quả đã đạt được theo tinh thần thỏa thuận Mỹ-Nga, và hiện còn nhiều điều khác nữa cần phải được thực hiện. Bà nói:
"Chúng tôi (Mỹ và Nga) đã thi hành các biện pháp để nâng cấp an ninh tại các địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân của Nga. Chúng tôi đã đưa ra ngoài vòng hoạt động hơn 7.500 đầu đạn hạt nhân. Chúng tôi đã vô hiệu hóa các vũ khí hóa học, chúng tôi đã bảo vệ an toàn các vật liệu phân hạch. Chúng tôi đã biến các cơ sở chế tạo vũ khí thành các cơ sở được sử dụng nhằm các mục đích hòa bình, và chúng tôi đã giảm thiểu những mối đe dọa của vũ khí sinh học".
Tương lai của hiệp định này chỉ là một trong rất nhiều vấn đề cấp bách giữa Washington và Moscow.
Tháng trước, Nga đã đình chỉ các hoạt động phát triển quốc tế của Hoa Kỳ ở trong nước họ, và từ lâu Nga đã phàn nàn về các nỗ lực của Hoa Kỳ, nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ phi đạn đặt tại Châu Âu.
Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ và Nga đã có một quan hệ đối tác nhằm giảm kho dự trữ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt tại Liên Xô cũ, và để đảm bảo các vũ khí còn lại không rơi vào tay những kẻ xấu. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland nói rằng người Mỹ coi trọng chương trình hợp tác CTR và tin rằng chương trình này nên được tiếp tục.
"Chúng tôi tin rằng có rất nhiều công việc tương lai mà Mỹ và Nga phải cùng làm trong khuôn khổ thỏa thuận CTR (hợp tác để giảm mối đe dọa), kể cả hợp tác với các nước thứ ba.
Thỏa thuận hiện nay sẽ hết hạn vào tháng Sáu năm 2013. Vì vậy, để chuẩn bị trước khi thời hạn đó đến, chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện với phía Nga về khả năng gia hạn thỏa thuận đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận này."
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ không có chuyện mở rộng hiệp ước nếu không có một thay đổi triệt để.
Các nhà phân tích cho rằng khoảng hai thập niên sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các quan chức Nga không còn tin rằng tiền tài trợ và chuyện Hoa Kỳ giám sát việc loại trừ vũ khí là điều cần làm hoặc ngay cả điều mà họ muốn xảy ra.
Bà Nuland nói rằng Hoa Kỳ không loại trừ khả năng thay đổi chương trình hợp tác này.
"Các quan chức Nga đã nói với chúng tôi rằng họ muốn sửa đổi thỏa thuận đã có. Chúng tôi đang chuẩn bị để làm việc với họ về những thay đổi, và chúng tôi muốn hai bên thảo luận về việc đó."
Đồng thời, bà Nuland nhấn mạnh rằng nhiều thành quả đã đạt được theo tinh thần thỏa thuận Mỹ-Nga, và hiện còn nhiều điều khác nữa cần phải được thực hiện. Bà nói:
"Chúng tôi (Mỹ và Nga) đã thi hành các biện pháp để nâng cấp an ninh tại các địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân của Nga. Chúng tôi đã đưa ra ngoài vòng hoạt động hơn 7.500 đầu đạn hạt nhân. Chúng tôi đã vô hiệu hóa các vũ khí hóa học, chúng tôi đã bảo vệ an toàn các vật liệu phân hạch. Chúng tôi đã biến các cơ sở chế tạo vũ khí thành các cơ sở được sử dụng nhằm các mục đích hòa bình, và chúng tôi đã giảm thiểu những mối đe dọa của vũ khí sinh học".
Tương lai của hiệp định này chỉ là một trong rất nhiều vấn đề cấp bách giữa Washington và Moscow.
Tháng trước, Nga đã đình chỉ các hoạt động phát triển quốc tế của Hoa Kỳ ở trong nước họ, và từ lâu Nga đã phàn nàn về các nỗ lực của Hoa Kỳ, nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ phi đạn đặt tại Châu Âu.