Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho những người bị bắt trước dịp kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Lời kêu gọi được đưa ra trong một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc cho biết người dân nước ông đang vượt qua sự sợ hãi và mạnh mẽ lên tiếng để đòi hỏi dân chủ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki hôm thứ ba kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho tất cả những người bị câu lưu trước dịp kỷ niệm thứ 25 ngày xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn.
"Chúng tôi kêu gọi giới hữu trách Trung Quốc một cách rất rõ ràng là hãy trả tự do cho tất cả các nhân vật tranh đấu, các nhà báo và các luật sư đã bị bắt trước ngày kỷ niệm thứ 25 biến cố Thiên An Môn. Đây là điều mà chúng tôi đã trình bày một cách rất rõ ràng. Trung Quốc là một nước đang lớn mạnh. Chúng tôi đã nói rất nhiều về sự thật là đây không phải là một cuộc tranh đua kẻ thắng người thua, và trong khi Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh, tôi nghĩ rằng đã tới lúc họ nên để cho người dân trong nước được tự do thảo luận, đặc biệt là trong lúc có những ngày kỷ niệm như thế này."
Trong một thông cáo công bố tại Ba Lan, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng nước Mỹ tiếp tục tưởng nhớ những người đã hy sinh tính mạng ở bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông yêu cầu Trung Quốc công bố một danh sách đầy đủ những người bị giết, bị bắt hoặc bị mất tích trong vụ đàn áp đó. Ông cũng hối thúc Bắc Kinh bảo đảm các quyền phổ quát và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người dân Trung Quốc.
Luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành đã di dân sang Mỹ năm 2012 sau khi chạy vào tá túc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh trong lúc bị quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông. Hôm qua, ông đã đến diễn thuyết tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Washington. Ông cho biết tuy đã đạt được những thành quả to lớn về kinh tế nhưng Trung Quốc có rất ít tiến bộ về chính trị. Ông nói rằng dân chúng vẫn còn sợ, không dám nói tới vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Trong lần diễn thuyết đầu tiên bằng tiếng Anh, ông Trần Quang Thành nói rằng một chính phủ không thể đối mặt với quá khứ của mình là một chính phủ không có tương lai. Ông cũng lên tiếng tán dương việc khánh thành một viện bảo tàng ở Hồng Kông để tưởng nhớ vụ đàn áp Thiên An Môn. Ông cho biết bảo tàng đó là một phần của một nỗ lực toàn cầu để nhắc nhở chính phủ Trung Quốc là mọi người không hề quên biến cố này.
"Những buổi lễ đốt nến cầu nguyện làm cho các hung thủ phải run sợ. Nó mang lại sự dũng cảm cho người dân để họ suy nghĩ và mạnh mẽ nói lên tiếng nói của mình."
Vị luật sư nhân quyền này đã ngỏ lời cám ơn những người mà ông mô tả là “những người không chịu chôn vùi lịch sử và nhất quyết tìm kiếm sự thật về những gì đã xảy ra 25 năm trước. Ông cho biết thêm như sau.
"Ngày nay, nhiều người Trung Quốc đã bắt đầu thức tỉnh. Họ đang vượt qua sự sợ hãi để tranh đấu cho dân chủ. Người dân Trung Quốc sẽ thay đổi nhưng chúng ta phải ngăn không cho Đảng Cộng Sản đối xử thô bạo và đàn áp người dân Trung Quốc."
Ông Trần Quang Thành kêu gọi mọi người trên thế giới đừng để bị chóa mắt bởi sự thành công của Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế và hãy tiếp tay để phá vỡ Vạn lý Hỏa thành, là bức tường lửa trên internet mà nhà cầm quyền Trung Quốc dựng lên để tước đoạt tự do thông tin của người dân.
Ông Jared Genser, một luật sư nhân quyền làm việc cho tổ chức Freedom Now, nói rằng tuy một phần ba người dân Trung Quốc ngày nay là những người sinh ra sau năm 1989, nhưng sự phổ biến của điện thoại di động và những nỗ lực phá vỡ tường lửa internet đã làm cho dân chúng hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra. Ông tin rằng công lý rốt cuộc sẽ được thể hiện.
"Công lý ở đây không nhất thiết phải là buộc tất cả những cá nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm, nhưng rốt cuộc thì bất kỳ chính phủ độc tài nào cũng có lúc phải trải qua một giai đoạn mà dân chúng đòi họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành động sai lầm trong quá khứ."
Ông Genser thừa nhận là Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và áp lực bên ngoài đòi Bắc Kinh cải thiện nhân quyền trở nên ít có hiệu quả. Tuy nhiên, ông cho biết ông vẫn lạc quan vì người dân Trung Quốc đã bắt đầu lên tiếng, với khoảng 120.000 cuộc biểu tình phản kháng xảy ra mỗi năm vì những vấn đề kinh tế. Ông nói rằng chính phủ Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến tranh thông tin và bị buộc phải trở nên sẵn sàng hơn trong việc đáp ứng những đòi hỏi của công chúng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki hôm thứ ba kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho tất cả những người bị câu lưu trước dịp kỷ niệm thứ 25 ngày xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn.
"Chúng tôi kêu gọi giới hữu trách Trung Quốc một cách rất rõ ràng là hãy trả tự do cho tất cả các nhân vật tranh đấu, các nhà báo và các luật sư đã bị bắt trước ngày kỷ niệm thứ 25 biến cố Thiên An Môn. Đây là điều mà chúng tôi đã trình bày một cách rất rõ ràng. Trung Quốc là một nước đang lớn mạnh. Chúng tôi đã nói rất nhiều về sự thật là đây không phải là một cuộc tranh đua kẻ thắng người thua, và trong khi Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh, tôi nghĩ rằng đã tới lúc họ nên để cho người dân trong nước được tự do thảo luận, đặc biệt là trong lúc có những ngày kỷ niệm như thế này."
Trong một thông cáo công bố tại Ba Lan, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng nước Mỹ tiếp tục tưởng nhớ những người đã hy sinh tính mạng ở bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông yêu cầu Trung Quốc công bố một danh sách đầy đủ những người bị giết, bị bắt hoặc bị mất tích trong vụ đàn áp đó. Ông cũng hối thúc Bắc Kinh bảo đảm các quyền phổ quát và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người dân Trung Quốc.
Luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành đã di dân sang Mỹ năm 2012 sau khi chạy vào tá túc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh trong lúc bị quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông. Hôm qua, ông đã đến diễn thuyết tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Washington. Ông cho biết tuy đã đạt được những thành quả to lớn về kinh tế nhưng Trung Quốc có rất ít tiến bộ về chính trị. Ông nói rằng dân chúng vẫn còn sợ, không dám nói tới vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Trong lần diễn thuyết đầu tiên bằng tiếng Anh, ông Trần Quang Thành nói rằng một chính phủ không thể đối mặt với quá khứ của mình là một chính phủ không có tương lai. Ông cũng lên tiếng tán dương việc khánh thành một viện bảo tàng ở Hồng Kông để tưởng nhớ vụ đàn áp Thiên An Môn. Ông cho biết bảo tàng đó là một phần của một nỗ lực toàn cầu để nhắc nhở chính phủ Trung Quốc là mọi người không hề quên biến cố này.
"Những buổi lễ đốt nến cầu nguyện làm cho các hung thủ phải run sợ. Nó mang lại sự dũng cảm cho người dân để họ suy nghĩ và mạnh mẽ nói lên tiếng nói của mình."
Vị luật sư nhân quyền này đã ngỏ lời cám ơn những người mà ông mô tả là “những người không chịu chôn vùi lịch sử và nhất quyết tìm kiếm sự thật về những gì đã xảy ra 25 năm trước. Ông cho biết thêm như sau.
"Ngày nay, nhiều người Trung Quốc đã bắt đầu thức tỉnh. Họ đang vượt qua sự sợ hãi để tranh đấu cho dân chủ. Người dân Trung Quốc sẽ thay đổi nhưng chúng ta phải ngăn không cho Đảng Cộng Sản đối xử thô bạo và đàn áp người dân Trung Quốc."
Ông Trần Quang Thành kêu gọi mọi người trên thế giới đừng để bị chóa mắt bởi sự thành công của Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế và hãy tiếp tay để phá vỡ Vạn lý Hỏa thành, là bức tường lửa trên internet mà nhà cầm quyền Trung Quốc dựng lên để tước đoạt tự do thông tin của người dân.
Ông Jared Genser, một luật sư nhân quyền làm việc cho tổ chức Freedom Now, nói rằng tuy một phần ba người dân Trung Quốc ngày nay là những người sinh ra sau năm 1989, nhưng sự phổ biến của điện thoại di động và những nỗ lực phá vỡ tường lửa internet đã làm cho dân chúng hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra. Ông tin rằng công lý rốt cuộc sẽ được thể hiện.
"Công lý ở đây không nhất thiết phải là buộc tất cả những cá nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm, nhưng rốt cuộc thì bất kỳ chính phủ độc tài nào cũng có lúc phải trải qua một giai đoạn mà dân chúng đòi họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành động sai lầm trong quá khứ."
Ông Genser thừa nhận là Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và áp lực bên ngoài đòi Bắc Kinh cải thiện nhân quyền trở nên ít có hiệu quả. Tuy nhiên, ông cho biết ông vẫn lạc quan vì người dân Trung Quốc đã bắt đầu lên tiếng, với khoảng 120.000 cuộc biểu tình phản kháng xảy ra mỗi năm vì những vấn đề kinh tế. Ông nói rằng chính phủ Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến tranh thông tin và bị buộc phải trở nên sẵn sàng hơn trong việc đáp ứng những đòi hỏi của công chúng.