MOSCOW —
Chỉ sáu tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin giải thích trên truyền hình quốc gia rằng tại sao chính quyền của ông có kế hoạch trợ giúp 16 tỉ USD cho quốc gia “anh em” Ukraine.
Nhưng chính quyền Ukraine hôm thứ Sáu chính thức đề xuất xây dựng một hàng rào dài 2.000 km giữa Nga và Ukraine. Bên trên là dây thép gai và điện, hàng rào sẽ được bảo vệ bằng mương và mìn sát thương.
Hàng rào trị giá 130 tỉ USD được đề xuất bởi ông Hennadiy Korban vẫn còn xa để trở thành thực tế. Thế nhưng nó minh họa cho mối quan hệ thù địch giữa hai quốc gia láng giềng đã trở thành như thế nào.
Hôm thứ Năm, tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi cho Tổng thống Putin ở điện Kremlin để than phiền về ba chiếc xe tăng đã băng qua biên giới vào Ukraine để hỗ trợ cho những phần tử ly khai thân Nga. Chỉ vài ngày trước đó, ông Putin công khai hứa sẽ đóng cửa hoàn toàn biên giới.
Nhưng rồi hôm thứ Tư, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thừa nhận lần đầu tiên rằng Nga đang gửi trợ giúp qua biên giới cho những phần tử nổi dậy. Ông nói đó là “nhân đạo”.
Và như để chứng minh biên giới có những lỗ hổng, ông Denis Pushilin, người đứng đầu khu vực Cộng hòa nhân dân Donetsk ly khai khỏi miền đông của Ukraine, đã xuất hiện ở Moscow vào tuần này. Ông đã gặp gỡ các chính trị gia dân tộc, xuất hiện tại một buổi mit-tinh ủng hộ và trả lời các cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết quân nổi dậy hiện có ba xe tăng nhưng ông không nói chúng đến từ đâu.
Trong buổi phỏng vấn này, ông đã có những tranh luận về tài chính cho nỗ lực giành lấy khu vực của mình khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga.
Ông nói rằng khu vực của ông phải trả thuế nhiều hơn cho Kyiv so với những gì nhận được.
Giao thông tại khu vực biên giới, nơi mà Nga gọi là “đóng cửa” vẫn diễn ra cả hai chiều.
Ông Oleg Tsarev, một thành viên quốc hội Ukraine đã bỏ trốn, nói với các nhà báo ở Donetsk tuần này là ông chỉ mới trở về lại từ Moscow, nơi ông mở một văn phòng gây quỹ cho Mặt trận Nhân dân ủng hộ ly khai của mình.
Ông Thomas Graham, giám đốc của Hiệp hội Kissinger, một cơ quan tư vấn có trụ sở ở New York, nói ở Moscow rằng, một câu hỏi lớn đối với Tổng thống Putin là:
“Mức độ mà ông Putin, hay người Nga, thực sự kiểm soát tình hình trên mặt đất, là tới mức mà các lực lượng phần nào tự trị đã bắt đầu hoạt động mà không có một mong muốn thương lượng với Kyiv một cách hợp lý nữa.”
Các nhà phân tích khác nói Tổng thống Putin có thể đang cố tạo ra một dạng xung đột đóng băng thường trực hiện thấy ở Georgia, Moldova, Armenia và Azerbaijan. Những xung đột ly khai này khiến các nước láng giềng của Nga bị suy yếu và cho Nga một lá bài để chơi.
Tuần trước, ngoại trưởng Lavrov đến thăm Phần Lan, khiến một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu của Kremlin là “Phần Lan hóa” Ukraine. Theo kịch bản này, Ukraine sẽ ở ngoài NATO, sẽ cam kết trung lập và sẽ cẩn thận để không phạm vào các lợi ích của Nga.
Lúc này, tân chính phủ Ukraine không tỏ một dấu hiệu nào cúi đầu trước Nga.
Khi các cuộc đàm phán về hợp đồng khí đốt gặp trở ngại vào hôm thứ Sáu, thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã ra lệnh cho chính quyền chuẩn bị đất nước cho một cuộc sống không có khí đốt của Nga. Ðối mặt với những hóa đơn chưa thanh toán chồng chất, Nga đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine ngay vào ngày thứ Hai.
Nhưng chính quyền Ukraine hôm thứ Sáu chính thức đề xuất xây dựng một hàng rào dài 2.000 km giữa Nga và Ukraine. Bên trên là dây thép gai và điện, hàng rào sẽ được bảo vệ bằng mương và mìn sát thương.
Hàng rào trị giá 130 tỉ USD được đề xuất bởi ông Hennadiy Korban vẫn còn xa để trở thành thực tế. Thế nhưng nó minh họa cho mối quan hệ thù địch giữa hai quốc gia láng giềng đã trở thành như thế nào.
Hôm thứ Năm, tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi cho Tổng thống Putin ở điện Kremlin để than phiền về ba chiếc xe tăng đã băng qua biên giới vào Ukraine để hỗ trợ cho những phần tử ly khai thân Nga. Chỉ vài ngày trước đó, ông Putin công khai hứa sẽ đóng cửa hoàn toàn biên giới.
Nhưng rồi hôm thứ Tư, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thừa nhận lần đầu tiên rằng Nga đang gửi trợ giúp qua biên giới cho những phần tử nổi dậy. Ông nói đó là “nhân đạo”.
Trong buổi phỏng vấn này, ông đã có những tranh luận về tài chính cho nỗ lực giành lấy khu vực của mình khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga.
Ông nói rằng khu vực của ông phải trả thuế nhiều hơn cho Kyiv so với những gì nhận được.
Giao thông tại khu vực biên giới, nơi mà Nga gọi là “đóng cửa” vẫn diễn ra cả hai chiều.
Ông Oleg Tsarev, một thành viên quốc hội Ukraine đã bỏ trốn, nói với các nhà báo ở Donetsk tuần này là ông chỉ mới trở về lại từ Moscow, nơi ông mở một văn phòng gây quỹ cho Mặt trận Nhân dân ủng hộ ly khai của mình.
Ông Thomas Graham, giám đốc của Hiệp hội Kissinger, một cơ quan tư vấn có trụ sở ở New York, nói ở Moscow rằng, một câu hỏi lớn đối với Tổng thống Putin là:
“Mức độ mà ông Putin, hay người Nga, thực sự kiểm soát tình hình trên mặt đất, là tới mức mà các lực lượng phần nào tự trị đã bắt đầu hoạt động mà không có một mong muốn thương lượng với Kyiv một cách hợp lý nữa.”
Các nhà phân tích khác nói Tổng thống Putin có thể đang cố tạo ra một dạng xung đột đóng băng thường trực hiện thấy ở Georgia, Moldova, Armenia và Azerbaijan. Những xung đột ly khai này khiến các nước láng giềng của Nga bị suy yếu và cho Nga một lá bài để chơi.
Tuần trước, ngoại trưởng Lavrov đến thăm Phần Lan, khiến một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu của Kremlin là “Phần Lan hóa” Ukraine. Theo kịch bản này, Ukraine sẽ ở ngoài NATO, sẽ cam kết trung lập và sẽ cẩn thận để không phạm vào các lợi ích của Nga.
Lúc này, tân chính phủ Ukraine không tỏ một dấu hiệu nào cúi đầu trước Nga.
Khi các cuộc đàm phán về hợp đồng khí đốt gặp trở ngại vào hôm thứ Sáu, thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã ra lệnh cho chính quyền chuẩn bị đất nước cho một cuộc sống không có khí đốt của Nga. Ðối mặt với những hóa đơn chưa thanh toán chồng chất, Nga đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine ngay vào ngày thứ Hai.