Các công nhân Campuchia được đưa về nước từ Thái Lan có tới hàng chục ngàn người, gây ra một tình huống mà các quan sát viên nói là sẽ tạo ra các khó khăn cũng như các cơ hội tại quê nhà của họ.
Ông Joe Lowry, một phát ngôn nhân của Tổ chức Di dân Quốc tế nói với đài VOA ban tiếng Khmer qua điện thoại từ Bangkok rằng một làn sóng di trú lớn những người trở về làng quê nghèo khó của họ có thể tạo ra những khó khăn, từ công ăn việc làm tới nhà ở và chăm sóc y tế.
“Tôi nghĩ rằng sẽ khó khăn cho các cộng đồng của họ khi phải đối phó với một số lượng lớn người tới một cách bất ngờ, bởi vì họ tới từ một số các thị trấn và làng mạc ít phát triển. Họ đã bỏ đi bởi vì không thể tìm được một việc làm.. Giờ đây họ sẽ cần nơi tạm trú, họ sẽ cần thực phẩm, họ sẽ cần chăm sóc y tế, họ sẽ cần trường học và các dịch vụ xã hội khác. Như vậy sẽ khó khăn cho họ để tái hội nhập.”
Nhưng một số người như kinh tế gia Chan Sophal, nói rằng các công nhân trở về có thể có nghĩa là một cơ hội cho phát triển kinh tế nếu xử lý tốt.
“Chính phủ phải tăng tốc việc cải cách để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn cho người nước ngoài hoặc người Campuchia và bảo đảm rằng điều đó dễ dàng cho các nhà đầu tư để họ có sự tự tin, bởi vì ngay bây giờ chúng ta có các công nhân trở về, những người đem theo kỹ năng và kinh nghiệm có thể giúp thúc đẩy phát triển địa phương.”
Theo thống kê của chính phủ thì ước tính có khoảng 440.000 người Campuchia đã làm việc ở Thái Lan, nhiều người trong số họ làm việc bất hợp pháp. Người ta tin là cho tới nay đã có hơn 150.000 người trở về Campuchia.
Ông Heng Sour, một phát ngôn nhân của Bộ Lao động, nói rằng việc giữ lại những người trở về có thể thực hiện được. Ông nói rằng, chính phủ đã quyết định thiết lập gần 40 chương trình đào tạo trong nỗ lực giữ chân các công nhân ở lại quê nhà.
Ông Joe Lowry, một phát ngôn nhân của Tổ chức Di dân Quốc tế nói với đài VOA ban tiếng Khmer qua điện thoại từ Bangkok rằng một làn sóng di trú lớn những người trở về làng quê nghèo khó của họ có thể tạo ra những khó khăn, từ công ăn việc làm tới nhà ở và chăm sóc y tế.
“Tôi nghĩ rằng sẽ khó khăn cho các cộng đồng của họ khi phải đối phó với một số lượng lớn người tới một cách bất ngờ, bởi vì họ tới từ một số các thị trấn và làng mạc ít phát triển. Họ đã bỏ đi bởi vì không thể tìm được một việc làm.. Giờ đây họ sẽ cần nơi tạm trú, họ sẽ cần thực phẩm, họ sẽ cần chăm sóc y tế, họ sẽ cần trường học và các dịch vụ xã hội khác. Như vậy sẽ khó khăn cho họ để tái hội nhập.”
Nhưng một số người như kinh tế gia Chan Sophal, nói rằng các công nhân trở về có thể có nghĩa là một cơ hội cho phát triển kinh tế nếu xử lý tốt.
“Chính phủ phải tăng tốc việc cải cách để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn cho người nước ngoài hoặc người Campuchia và bảo đảm rằng điều đó dễ dàng cho các nhà đầu tư để họ có sự tự tin, bởi vì ngay bây giờ chúng ta có các công nhân trở về, những người đem theo kỹ năng và kinh nghiệm có thể giúp thúc đẩy phát triển địa phương.”
Theo thống kê của chính phủ thì ước tính có khoảng 440.000 người Campuchia đã làm việc ở Thái Lan, nhiều người trong số họ làm việc bất hợp pháp. Người ta tin là cho tới nay đã có hơn 150.000 người trở về Campuchia.
Ông Heng Sour, một phát ngôn nhân của Bộ Lao động, nói rằng việc giữ lại những người trở về có thể thực hiện được. Ông nói rằng, chính phủ đã quyết định thiết lập gần 40 chương trình đào tạo trong nỗ lực giữ chân các công nhân ở lại quê nhà.