Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ngày 22/10 nhận trách nhiệm rằng chính phủ do ông lãnh đạo đã phạm các sai lầm trong quản lý kinh tế dẫn tới những thiệt hại lớn ở các đại công ty quốc doanh như Vinashin và Vinalines.
Bê bối, kém hiệu quả, và thất thoát lớn tại các doanh nghiệp nhà nước này đã làm giảm lòng tin trong dân chúng. Đó là phát biểu của ông Dũng tại kỳ họp lần thứ tư Quốc hội khóa 13, trước 500 đại biểu mà hơn 90% trong số này là đảng viên đảng cộng sản.
Một tuần trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương đảng cũng đã lên tiếng nhận khuyết điểm về những yếu kém của đảng.
Thủ tướng Dũng thừa nhận kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, tình hình kinh tế vĩ mô chưa tốt, lạm phát có thể sẽ lại bùng phát, và nợ xấu đang gia tăng.
Nhắc tới vụ bê bối kinh tế ở tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Việt Nam nói ông nhận trách nhiệm chính trị và những sai sót của bản thân. Vẫn theo lời ông, từng thành viên trong chính phủ cũng đã nhìn nhận những yếu kém và rút ra bài học thấm thía từ các vụ tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế.
Ông Dũng hứa sẽ xúc tiến cải cách lĩnh vực quốc doanh và đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm sau là 5,5% cũng như tạo thêm khoảng 1,6 triệu công ăn việc làm.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm nay có phần chắc chỉ khoảng 5,2%, tức mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, dù trước đây Hà Nội đề ra mục tiêu tăng trưởng trong năm là 6,5%.
Đà phát triển kinh tế một thời tăng vọt của Việt Nam hiện đang bị làm chậm lại bởi nạn tham nhũng và các công ty nhà nước làm ăn không hiệu quả, với các khoản nợ ngân hàng khổng lồ.
Tại một cuộc họp quan trọng của đảng cộng sản hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tránh được các biện pháp kỷ luật trước một loạt các vụ tai tiếng tài chính, tình trạng bất ổn kinh tế, và những sự chỉ trích ngày càng tăng đối với chính phủ do ông lãnh đạo.
Tuy không bị nêu đích danh, nhưng Thủ tướng Dũng bị xem là mục tiêu khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng Ban Chấp hành Trung ương đảng đã quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Trong bài diễn văn của mình hôm 22/10, ông Dũng cũng không quên nhắc tới các trang blog điện tử và những ‘thế lực thù địch’ đang lợi dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước. Trước đó, chính ông đã ra lệnh hỏa tốc yêu cầu trừng trị các trang mạng cá nhân được nhiều người biết đến như Dân Làm Báo hay Quan Làm Báo.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói chiến dịch đàn áp quyền tự do tư tưởng của công dân tại Việt Nam gia tăng trong thời gian ông Dũng điều hành chính phủ.
Nguồn: AFP, AP, South China Morning Post, The Wall Street Journal
http://www.youtube.com/embed/sx4CB3VfBn8
Bê bối, kém hiệu quả, và thất thoát lớn tại các doanh nghiệp nhà nước này đã làm giảm lòng tin trong dân chúng. Đó là phát biểu của ông Dũng tại kỳ họp lần thứ tư Quốc hội khóa 13, trước 500 đại biểu mà hơn 90% trong số này là đảng viên đảng cộng sản.
Một tuần trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương đảng cũng đã lên tiếng nhận khuyết điểm về những yếu kém của đảng.
Thủ tướng Dũng thừa nhận kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, tình hình kinh tế vĩ mô chưa tốt, lạm phát có thể sẽ lại bùng phát, và nợ xấu đang gia tăng.
Nhắc tới vụ bê bối kinh tế ở tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Việt Nam nói ông nhận trách nhiệm chính trị và những sai sót của bản thân. Vẫn theo lời ông, từng thành viên trong chính phủ cũng đã nhìn nhận những yếu kém và rút ra bài học thấm thía từ các vụ tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế.
Ông Dũng hứa sẽ xúc tiến cải cách lĩnh vực quốc doanh và đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm sau là 5,5% cũng như tạo thêm khoảng 1,6 triệu công ăn việc làm.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm nay có phần chắc chỉ khoảng 5,2%, tức mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, dù trước đây Hà Nội đề ra mục tiêu tăng trưởng trong năm là 6,5%.
Đà phát triển kinh tế một thời tăng vọt của Việt Nam hiện đang bị làm chậm lại bởi nạn tham nhũng và các công ty nhà nước làm ăn không hiệu quả, với các khoản nợ ngân hàng khổng lồ.
Tại một cuộc họp quan trọng của đảng cộng sản hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tránh được các biện pháp kỷ luật trước một loạt các vụ tai tiếng tài chính, tình trạng bất ổn kinh tế, và những sự chỉ trích ngày càng tăng đối với chính phủ do ông lãnh đạo.
Tuy không bị nêu đích danh, nhưng Thủ tướng Dũng bị xem là mục tiêu khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng Ban Chấp hành Trung ương đảng đã quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Trong bài diễn văn của mình hôm 22/10, ông Dũng cũng không quên nhắc tới các trang blog điện tử và những ‘thế lực thù địch’ đang lợi dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước. Trước đó, chính ông đã ra lệnh hỏa tốc yêu cầu trừng trị các trang mạng cá nhân được nhiều người biết đến như Dân Làm Báo hay Quan Làm Báo.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói chiến dịch đàn áp quyền tự do tư tưởng của công dân tại Việt Nam gia tăng trong thời gian ông Dũng điều hành chính phủ.
Nguồn: AFP, AP, South China Morning Post, The Wall Street Journal
http://www.youtube.com/embed/sx4CB3VfBn8