Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hối thúc Tổng thống Nga Vladimir Putin cộng tác một cách chặt chẽ với Kyiv để thực thi kế hoạch của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhằm giảm thiểu căng thẳng chính trị, bắt đầu với một cuộc ngưng bắn được loan báo hôm thứ sáu. chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Richard Greene của đài VOA.
Tổng thống Obama đã nói chuyện điện thoại với Tổng thống Putin tối thứ hai. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama kêu gọi nhà lãnh đạo Nga gây sức ép lên các phần tử đòi ly khai thân Nga để họ tuân thủ lệnh ngưng bắn kéo dài một tuần và ngăn chặn luồng chảy của vũ khí từ Nga sang Ukraine.
Trước đó trong ngày thứ hai, một thủ lãnh của phe đòi ly khai thân Nga đang giao tranh với binh sĩ Ukraine ở miền đông cho biết phe nổi dậy sẽ tuân thủ một cuộc hưu chiến cho tới ngày 27 tháng 6, song song với lệnh ngưng bắn của Tổng thống Poroshenko.
Loan báo này được đưa ra trong lúc phe nổi dậy tham gia cuộc điều đình với các nhà thương thuyết của Nga và Ukraine để tìm cách chấm dứt vụ khủng hoảng tại quốc gia thuộc Liên Sô cũ này. Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, đại diện của Kyiv tại cuộc điều đình, phát biểu như sau.
"Chúng tôi đã giải quyết được một vấn đề trong các vấn đề quan trọng nhất và đó là chấm dứt những hành động quân sự của cả hai phía. Nếu thỏa thuận này được cả hai phía tuân hành, thì tiến trình giải quyết vụ xung đột này một cách hòa bình có thể được khởi sự.
Đại sứ Nga tại Ukraine cũng tham dự cuộc điều đình ở Donetsk, cùng với một vị đặc sứ của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu OSCE. Các giới chức cho biết các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ diễn ra trong tuần này."
Trước đó trong ngày hôm qua, Liên hiệp Châu Âu đe dọa áp dụng thêm các biện pháp chế tài đối với Moscow nếu họ không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Tổng thống Poroshenko. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu như sau.
"Kế hoạch hòa bình này có thể trở thành một bước ngoặt để xuống thang tình hình và xoa dịu tình hình. Điều này tùy thuộc vào sự hợp tác của tất cả các bên và hiển nhiên là tôi muốn nói tới vai trò của Nga ở đây. Chúng tôi mong Nga hợp tác bằng ngôn từ và hành động.
Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã quyết định không áp dụng các biện pháp chế tài rộng khắp đối với kinh tế Nga, và thay vào đó, họ chỉ chế tài các cá nhân và công ty Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi đầu năm nay."
Quan hệ giữa Kyiv và Moscow đã bị căng thẳng nghiêm trọng kể từ tháng hai, khi những người biểu tình ở Ukraine buộc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải bỏ nước ra đi sau khi xảy ra những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng ở Kyiv. Vài tuần sau đó, quốc hội Nga bỏ phiếu để sáp nhập Crimea, bất chấp sự phản đối của Kyiv và nhiều nước khác trên thế giới.
Tin tức mới nhất từ Moscow cho biết Tổng thống Putin đã yêu cầu các nhà lập pháp Nga thu hồi quyền mà họ đã ban cho các lực lượng Nga để can thiệp vào Ukraine. Các cơ quan truyền thông nói rằng ông Putin đã trình bày yêu cầu đó với Thượng viện Nga ngày hôm nay.
Tổng thống Obama đã nói chuyện điện thoại với Tổng thống Putin tối thứ hai. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama kêu gọi nhà lãnh đạo Nga gây sức ép lên các phần tử đòi ly khai thân Nga để họ tuân thủ lệnh ngưng bắn kéo dài một tuần và ngăn chặn luồng chảy của vũ khí từ Nga sang Ukraine.
Trước đó trong ngày thứ hai, một thủ lãnh của phe đòi ly khai thân Nga đang giao tranh với binh sĩ Ukraine ở miền đông cho biết phe nổi dậy sẽ tuân thủ một cuộc hưu chiến cho tới ngày 27 tháng 6, song song với lệnh ngưng bắn của Tổng thống Poroshenko.
Loan báo này được đưa ra trong lúc phe nổi dậy tham gia cuộc điều đình với các nhà thương thuyết của Nga và Ukraine để tìm cách chấm dứt vụ khủng hoảng tại quốc gia thuộc Liên Sô cũ này. Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, đại diện của Kyiv tại cuộc điều đình, phát biểu như sau.
"Chúng tôi đã giải quyết được một vấn đề trong các vấn đề quan trọng nhất và đó là chấm dứt những hành động quân sự của cả hai phía. Nếu thỏa thuận này được cả hai phía tuân hành, thì tiến trình giải quyết vụ xung đột này một cách hòa bình có thể được khởi sự.
Đại sứ Nga tại Ukraine cũng tham dự cuộc điều đình ở Donetsk, cùng với một vị đặc sứ của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu OSCE. Các giới chức cho biết các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ diễn ra trong tuần này."
Trước đó trong ngày hôm qua, Liên hiệp Châu Âu đe dọa áp dụng thêm các biện pháp chế tài đối với Moscow nếu họ không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Tổng thống Poroshenko. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu như sau.
"Kế hoạch hòa bình này có thể trở thành một bước ngoặt để xuống thang tình hình và xoa dịu tình hình. Điều này tùy thuộc vào sự hợp tác của tất cả các bên và hiển nhiên là tôi muốn nói tới vai trò của Nga ở đây. Chúng tôi mong Nga hợp tác bằng ngôn từ và hành động.
Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã quyết định không áp dụng các biện pháp chế tài rộng khắp đối với kinh tế Nga, và thay vào đó, họ chỉ chế tài các cá nhân và công ty Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi đầu năm nay."
Quan hệ giữa Kyiv và Moscow đã bị căng thẳng nghiêm trọng kể từ tháng hai, khi những người biểu tình ở Ukraine buộc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải bỏ nước ra đi sau khi xảy ra những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng ở Kyiv. Vài tuần sau đó, quốc hội Nga bỏ phiếu để sáp nhập Crimea, bất chấp sự phản đối của Kyiv và nhiều nước khác trên thế giới.
Tin tức mới nhất từ Moscow cho biết Tổng thống Putin đã yêu cầu các nhà lập pháp Nga thu hồi quyền mà họ đã ban cho các lực lượng Nga để can thiệp vào Ukraine. Các cơ quan truyền thông nói rằng ông Putin đã trình bày yêu cầu đó với Thượng viện Nga ngày hôm nay.