Thủ tướng Ukraine đã đề nghị cho những vùng ở miền đông Ukraine được tự trị nhiều hơn nếu những người biểu tình thân Nga từ bỏ võ khí và rời khỏi các trụ sở của chính phủ trong thành phố Donestsk mà họ đã chiếm từ hôm Chủ Nhật trước. Những người biểu tình đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của khu vực này. Các quốc gia Phương Tây tố cáo Nga là kích động các cuộc biểu tình.Theo thông tín viên Henry Ridgwell tường thuật từ Donetsk, thì các cuộc biểu tình vừa kể đã chia rẻ ý kiến dân chúng tại thành phố này.
Một cuộc tranh cãi diễn ra 2 bên các rào cản. Phía bên ngoài hàng rào, một người đàn ông tố cáo những người biểu tình thân Nga ở bên trong là không hữu hiệu và không có mục đích. Ông nói rằng quyền hành thật sự nằm trong tay các tay đầu sỏ chính trị của Ukraine.
Ông hỏi, “Quý vị sẽ nuôi chúng tôi bằng cái gì khi quý vị lên nắm quyền?” những người biểu tình tố cáo ông là một người khiêu khích – và một cuộc tranh luận sôi nổi tiếp theo.
VOA được chứng kiến nhiều cuộc đối đầu tương tự tại thành phố này.
Kỳ hạn chót 48 giờ do chính phủ Kyiv quy định đã qua đi, nhưng những người biểu tình ở đây tại tòa nhà hành chánh trong vùng Donetsk đã từ chối rời tòa nhà.
Những người biểu tình thân Nga đã tuyên bố một nước ‘Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk.’.
Một người biểu tình thân Nga Nikolai Mozhayev nói:
“Dân chúng đã tụ họp tại đây bởi vì họ muốn tách ra khỏi một cuộc đảo chánh quân sự. Quyền lực tại nước này đã bị chiếm giữ bởi các băng đảng ở Kyiv; và Donetsk cũng như với vùng đông nam Ukraine muốn tách rời khỏi tình trạng lộn xộn này.
Những người biểu tình bác bỏ những lời cáo buộc của phương Tây rằng Nga đứng sau các cuộc biểu tình. Một người nói:
“Những người này không phải từ Nga. Họ không phải là du khách Nga, họ không xâm nhập từ Nga. Dân chúng vùng Donetsk, nhân dân Ukraine đã chán ngấy quyền lực được áp đặt lên họ từ miền tây Ukraine.
Donetsk, là căn cứ quyền lực của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Nhiều người ở đây coi việc lật đổ ông chỉ là một loại đảo chính. Nhưng mặc dầu có các lá cờ Nga, có vẻ là, ít người muốn theo gương Crimea và trở thành một phần của Nga.
Doanh nhân địa phương Eugene chống lại cuộc biểu tình này. Ông nói:
“Đã có một cuộc cách mạng tại Kyiv và điều đó quá đủ đối với tôi. Và bây giờ lại có một cuộc 'tiểu cách mạng' thứ nhì, và nó thật sự đang gây gián đoạn hoạt động các doanh nghiệp ở đây. Nó đang phá hoại nền kinh tế.”
Tình cảm đó lại gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi.
Quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã tới Donetsk hôm thứ Sáu để thảo luận với các giới chức chính quyền địa phương. Ông đề nghị có thêm quyền tự trị cho miền đông Ukraine nếu những người biểu tình buông võ khí và rời khỏi các tòa nhà chính phủ. Ông nói:
“Tôi tin rằng chúng ta cấn giải quyết vấn đề này chỉ bằng cách ôn hòa. Nhưng chúng tôi cũng đưa ra một đề nghị. Họ sẽ phải rời khỏi các tòa nhà chính phủ này, từ bỏ khí giới, và chúng tôi với tư cách quốc gia Ukraine có thể bảo đảm với họ rằng, họ sẽ không bị bắt và giam giữ, nhưng điều đó tùy họ quyết định.”
Thủ tướng không cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu những người biểu tình từ chối đề nghị đó. Cho tới nay, có rất ít dấu hiệu là họ sẵn sàng lùi bước và rời khỏi tòa nhà này.
Một cuộc tranh cãi diễn ra 2 bên các rào cản. Phía bên ngoài hàng rào, một người đàn ông tố cáo những người biểu tình thân Nga ở bên trong là không hữu hiệu và không có mục đích. Ông nói rằng quyền hành thật sự nằm trong tay các tay đầu sỏ chính trị của Ukraine.
Ông hỏi, “Quý vị sẽ nuôi chúng tôi bằng cái gì khi quý vị lên nắm quyền?” những người biểu tình tố cáo ông là một người khiêu khích – và một cuộc tranh luận sôi nổi tiếp theo.
VOA được chứng kiến nhiều cuộc đối đầu tương tự tại thành phố này.
Kỳ hạn chót 48 giờ do chính phủ Kyiv quy định đã qua đi, nhưng những người biểu tình ở đây tại tòa nhà hành chánh trong vùng Donetsk đã từ chối rời tòa nhà.
Những người biểu tình thân Nga đã tuyên bố một nước ‘Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk.’.
Một người biểu tình thân Nga Nikolai Mozhayev nói:
“Dân chúng đã tụ họp tại đây bởi vì họ muốn tách ra khỏi một cuộc đảo chánh quân sự. Quyền lực tại nước này đã bị chiếm giữ bởi các băng đảng ở Kyiv; và Donetsk cũng như với vùng đông nam Ukraine muốn tách rời khỏi tình trạng lộn xộn này.
Những người biểu tình bác bỏ những lời cáo buộc của phương Tây rằng Nga đứng sau các cuộc biểu tình. Một người nói:
“Những người này không phải từ Nga. Họ không phải là du khách Nga, họ không xâm nhập từ Nga. Dân chúng vùng Donetsk, nhân dân Ukraine đã chán ngấy quyền lực được áp đặt lên họ từ miền tây Ukraine.
Donetsk, là căn cứ quyền lực của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Nhiều người ở đây coi việc lật đổ ông chỉ là một loại đảo chính. Nhưng mặc dầu có các lá cờ Nga, có vẻ là, ít người muốn theo gương Crimea và trở thành một phần của Nga.
Doanh nhân địa phương Eugene chống lại cuộc biểu tình này. Ông nói:
“Đã có một cuộc cách mạng tại Kyiv và điều đó quá đủ đối với tôi. Và bây giờ lại có một cuộc 'tiểu cách mạng' thứ nhì, và nó thật sự đang gây gián đoạn hoạt động các doanh nghiệp ở đây. Nó đang phá hoại nền kinh tế.”
Tình cảm đó lại gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi.
Quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã tới Donetsk hôm thứ Sáu để thảo luận với các giới chức chính quyền địa phương. Ông đề nghị có thêm quyền tự trị cho miền đông Ukraine nếu những người biểu tình buông võ khí và rời khỏi các tòa nhà chính phủ. Ông nói:
“Tôi tin rằng chúng ta cấn giải quyết vấn đề này chỉ bằng cách ôn hòa. Nhưng chúng tôi cũng đưa ra một đề nghị. Họ sẽ phải rời khỏi các tòa nhà chính phủ này, từ bỏ khí giới, và chúng tôi với tư cách quốc gia Ukraine có thể bảo đảm với họ rằng, họ sẽ không bị bắt và giam giữ, nhưng điều đó tùy họ quyết định.”
Thủ tướng không cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu những người biểu tình từ chối đề nghị đó. Cho tới nay, có rất ít dấu hiệu là họ sẵn sàng lùi bước và rời khỏi tòa nhà này.