Việt Nam khuyến cáo sẽ có các tác hại lớn tàn phá kinh tế-môi trường đối với hàng triệu người sinh sống dọc theo sông Mekong nếu 11 dự án xây đập trên dòng sông này được tiến hành.
Việt Nam vừa đệ trình kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm rưỡi do nhóm chuyên gia về nước của Đan Mạch trong tổ chức DHI thực hiện lên Ủy ban Sông Mekong, cơ chế gồm 4 nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, và Lào được thành lập để giải quyết các vấn đề về nước mâu thuẫn trong khu vực.
AP hôm nay dẫn tóm tắt báo cáo do Ủy ban tiết lộ cho hay các nhà khoa học dự báo nếu thực hiện 11 dự án xây đập trên sông Mekong, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của Việt Nam và Campuchia sẽ phải gánh chịu những hiệu quả ngược vô cùng to lớn và thiệt hại còn lớn hơn nữa nếu xây đập từ các phụ lưu của sông Mekong.
Nghiên cứu nói phát triển đập thủy điện tại đây sẽ gây ra ‘thiệt hại lâu dài cho các vùng ngập nước và môi trường nước, làm suy giảm đáng kể tình trạng kinh tế xã hội của hàng triệu cư dân.’
Đa phần khu vực Đông Nam Á đang bị hạn hán kỷ lục do hiện tượng thời tiết El Nino. Giới hữu trách Việt Nam cho biết tình trạng này trở nên trầm trọng hơn bởi những đập nước của Trung Quốc ở vùng thượng lưu.
Sông Lancang chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trước khi đổ vào Đông Nam Á được gọi là sông Mekong, có chiều dài tổng cộng 4.880 cây số, băng qua 5 nước gồm Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.
Mekong cũng là một trong những địa điểm có ngành nghề đánh bắt cá lớn nhất thế giới, tạo điều kiện sinh kế cho hàng triệu người. Các nhà nghiên cứu nói những đập nước giảm ngư trường vì tạo ra rào cản đối với chu kỳ di cư sinh sản của cá và hủy hoại các nguồn thực phẩm và môi trường sống.
Báo cáo nghiên cứu do Việt Nam vừa đệ nạp dự báo Việt Nam sẽ bị thất thoát 760 triệu đô la sản lượng nông-ngư nghiệp mỗi năm và mức thiệt hại ước tính cho Campuchia là 450 triệu đô la.
Trong đó, sản lượng đánh bắt cá của hai nước đều bị giảm phân nửa và 10% các loài cá của Mekong sẽ hoặc biến mất khỏi khu vực hay bị tuyệt chủng. Thu nhập của các làng đánh cá và nuôi trồng dọc theo bờ sông có khả năng sẽ bị mất đi một nửa.
Lào, nước đứng sau nhiều dự án xây đập ở hạ nguồn Mekong, đã tiến hành xây đập Xayaburi hồi năm 2012 bất chấp sự quan ngại của các nước láng giềng.
Theo AP, Reuters, The Phnompenh Post.
Your browser doesn’t support HTML5