Vòng hòa đàm đầu tiên giữa các phe tham chiến tại Syria đã chấm dứt với rất ít tiến bộ, nhưng có xây dựng được nền tảng cho các cuộc đàm phán tương lai, hy vọng sẽ diễn ra trong tháng tới.
Hôm thứ Sáu, người trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc, ông Lakhdar Brahimi, đã mô tả tuần lễ hòa đàm tại Geneve là “bước khởi đầu khiêm tốn” để xây dựng. Ông giải thích rằng, “khoảng cách biệt giữa hai phía vẫn còn rộng” trên tất cả mọi phương diện, từ phương cách chấm dứt cuộc giao tranh tới phương cách làm sao để phân phối phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị vây hãm.
Ông Brahimi đã loan báo vòng thảo luận kế tiếp sẽ có thể bắt đầu vào ngày 10 tháng Hai, dựa theo thỏa thuận từ chính phủ Syria. Nhưng, Bộ trưởng Ngoại giao Syria, ông Walid al-Moallem nói rằng, phái đoàn của chính phủ sẽ không cam kết trả lời ngay lập tức về việc trở lại thảo luận thêm khi chưa có quyết định từ phía Tổng thống Bashar al-Assad. Ông nói:
“Trước hết, Tổng thống sẽ đọc phúc trình của chúng tôi về những gì đã xảy ra trong tuần này và qua đó ông sẽ thảo luận với chúng tôi cũng như với chính phủ, và rồi quyết định.”
Các phe lâm chiến đã đồng ý dùng thông cáo năm 2012 là nền tảng cho lộ trình tiến tới hòa bình sẽ được thực hiện.
Nhưng, chính phủ đã bác bỏ đòi hỏi của phe đối lập về một chính phủ chuyển tiếp mà không có ông Assad và đã minh xác rằng họ muốn bắt đầu bằng việc đề cập tới vấn đề khủng bố.
Bộ trưởng Ngoại giao Moallem quy trách nhiệm về việc thiếu tiến bộ tại cuộc hòa đàm cho sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Cũng có ít tiến bộ trong việc đưa phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc nội chiến tại Syria, một vấn đề mà nhiều người nghĩ là sẽ tìm được một mẫu số chung để giải quyết.
Ông Brahami nói rằng ông “hết sức thất vọng” là Liên Hiệp Quốc không thể phân phối phẩm vật cứu trợ những khu vực bị bao vây, thành phố Homs bị phiến quân chiếm giữ, nơi được biết có nhiều người bị đói.
Hôm thứ Sáu, bà Valerie Amos, Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề cứu trợ nhân đạo, nói rằng, bà “hết sức nản chí ” khi thấy cuộc hòa đàm đã kết thúc mà không có được thỏa thuận về một cuộc tạm ngưng bắn để đưa phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị vây hãm.
Vụ xung đột tại Syria bắt đầu vào tháng Ba năm 2011 với những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính phủ trước khi leo thang thành một cuộc nội chiến mà Liên Hiệp Quốc nói rằng đã giết chết hơn 100.000 người và buộc gần chín triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, Hoa Kỳ yêu cầu Syria gia tăng tốc độ trong nỗ lực giao nạp các vũ khí hóa học để phá hủy.
Lên tiếng tại Đức hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, nói rằng “không có lý do chính đáng nào” cho việc trì hoãn giao nạp và phá hủy các vũ khí này.
Ông Kerry kêu gọi ông Assad và Syria “tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của họ, ”nếu không thì Hoa Kỳ sẽ xem xét tới các biện pháp khác nữa, và nói rằng, tất cả mọi chọn lựa hiện đã có sẵn trên bàn.”
Trước khi chính phủ Damascus đồng ý giao nạp các vũ khí hóa học của họ, Hoa Kỳ đã đe dọa thực hiện các cuộc không kích có giới hạn nhắm vào những mục tiêu của chính phủ Syria sau cuộc tấn công gây chết người bằng vũ khí hóa học mà Hoa Kỳ quy trách cho Syria.
Hôm thứ Sáu, người trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc, ông Lakhdar Brahimi, đã mô tả tuần lễ hòa đàm tại Geneve là “bước khởi đầu khiêm tốn” để xây dựng. Ông giải thích rằng, “khoảng cách biệt giữa hai phía vẫn còn rộng” trên tất cả mọi phương diện, từ phương cách chấm dứt cuộc giao tranh tới phương cách làm sao để phân phối phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị vây hãm.
Ông Brahimi đã loan báo vòng thảo luận kế tiếp sẽ có thể bắt đầu vào ngày 10 tháng Hai, dựa theo thỏa thuận từ chính phủ Syria. Nhưng, Bộ trưởng Ngoại giao Syria, ông Walid al-Moallem nói rằng, phái đoàn của chính phủ sẽ không cam kết trả lời ngay lập tức về việc trở lại thảo luận thêm khi chưa có quyết định từ phía Tổng thống Bashar al-Assad. Ông nói:
“Trước hết, Tổng thống sẽ đọc phúc trình của chúng tôi về những gì đã xảy ra trong tuần này và qua đó ông sẽ thảo luận với chúng tôi cũng như với chính phủ, và rồi quyết định.”
Các phe lâm chiến đã đồng ý dùng thông cáo năm 2012 là nền tảng cho lộ trình tiến tới hòa bình sẽ được thực hiện.
Nhưng, chính phủ đã bác bỏ đòi hỏi của phe đối lập về một chính phủ chuyển tiếp mà không có ông Assad và đã minh xác rằng họ muốn bắt đầu bằng việc đề cập tới vấn đề khủng bố.
Bộ trưởng Ngoại giao Moallem quy trách nhiệm về việc thiếu tiến bộ tại cuộc hòa đàm cho sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Cũng có ít tiến bộ trong việc đưa phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc nội chiến tại Syria, một vấn đề mà nhiều người nghĩ là sẽ tìm được một mẫu số chung để giải quyết.
Ông Brahami nói rằng ông “hết sức thất vọng” là Liên Hiệp Quốc không thể phân phối phẩm vật cứu trợ những khu vực bị bao vây, thành phố Homs bị phiến quân chiếm giữ, nơi được biết có nhiều người bị đói.
Hôm thứ Sáu, bà Valerie Amos, Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề cứu trợ nhân đạo, nói rằng, bà “hết sức nản chí ” khi thấy cuộc hòa đàm đã kết thúc mà không có được thỏa thuận về một cuộc tạm ngưng bắn để đưa phẩm vật cứu trợ tới những khu vực bị vây hãm.
Vụ xung đột tại Syria bắt đầu vào tháng Ba năm 2011 với những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính phủ trước khi leo thang thành một cuộc nội chiến mà Liên Hiệp Quốc nói rằng đã giết chết hơn 100.000 người và buộc gần chín triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, Hoa Kỳ yêu cầu Syria gia tăng tốc độ trong nỗ lực giao nạp các vũ khí hóa học để phá hủy.
Lên tiếng tại Đức hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, nói rằng “không có lý do chính đáng nào” cho việc trì hoãn giao nạp và phá hủy các vũ khí này.
Ông Kerry kêu gọi ông Assad và Syria “tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của họ, ”nếu không thì Hoa Kỳ sẽ xem xét tới các biện pháp khác nữa, và nói rằng, tất cả mọi chọn lựa hiện đã có sẵn trên bàn.”
Trước khi chính phủ Damascus đồng ý giao nạp các vũ khí hóa học của họ, Hoa Kỳ đã đe dọa thực hiện các cuộc không kích có giới hạn nhắm vào những mục tiêu của chính phủ Syria sau cuộc tấn công gây chết người bằng vũ khí hóa học mà Hoa Kỳ quy trách cho Syria.