GENEVA —
Trước Ngày Thế giới Không hút thuốc 31 tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới WHO kêu gọi các nước cấm mọi hình thức quảng cáo, cổ động, và bảo trợ cho thuốc lá. WHO nói một lệnh cấm như thế sẽ rất hữu hiệu trong việc giảm thiểu sử dụng thuốc lá và cứu mạng người. Thông tín viên Lisa Schlein tường trình cho đài VOA từ trụ sở WHO ở Geneva.
Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo việc sử dụng thuốc lá giết hại gần 6 triệu người mỗi năm. Tổ chức nói con số đó đến năm 2030 dự trù sẽ tăng lên tới hơn 8 triệu người mỗi năm. Tổ chức nói 5 trong số 5 cái chết này xảy ra tại các nước có thu nhập trung bình.
Trong khi việc hút thuốc lá giảm đi ở các nước giàu có, WHO nói công nghiệp thuốc lá đang ngày càng nhắm mục tiêu vào các nước nghèo hơn ở châu Phi và châu Á, cũng như vào phụ nữ và giới trẻ, thuờng đặc biệt dễ bị tác động bởi các sách lược tiếp thị của họ.
Giám đốc Bộ phận Phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm của WHO, ông Douglas Bettcher, nói công nghiệp thuốc lá biết rằng việc bảo trợ quảng cáo và cổ động là một trong những cách hữu hiệu nhất để mọi người đâm ra nghiện thuốc lá.
Ông Bettcher nói: “Nghiên cứu cho thấy rất rõ rằng 1/3 số thanh niên hút thử thuốc lá xảy ra do hậu quả của việc tiếp xúc với quảng cáo, cổ động và bảo trợ thuốc lá. Trên toàn thế giới, 70 phần trăm thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 15 báo cáo thường bị phơi bày trước việc quảng cáo, cổ động và bảo trợ thuốc lá.”
Ông Bettcher nêu ra rằng đa số người sử dụng thuốc lá bắt đầu hút thuốc lá trước 20 tuổi. Do đó, ông nói cấm quảng cáo, cổ động và bảo trợ thuốc lá là một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất về mặt chi phí để bảo vệ thanh niên khỏi thói quen hút thuốc. Ông nói nó cũng giúp người hút thuốc lớn tuổi bỏ thuốc lá.
Tuy nhiên, ông cảnh báo ngành công nghiệp thuốc lá rất khôn lanh và sẽ nhanh chóng đưa ra những chiến lược tiếp thị mới để lách lệnh cấm quảng cáo. Ông mô tả một số những chiến thuật mới ngành công nghiệp này đang sử dụng để lôi kéo thanh niên sử dụng thứ sản phẩm gây nghiện.
"Những việc như phát quà tặng hay bán các sản phẩm có thương hiệu, chẳng hạn như quần áo ... Sử dụng những người nổi tiếng tạo trào lưu để ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt những người trẻ tuổi trong những quán cà phê, hộp đêm chẳng hạn, để dụ họ. Ðồ cho không, mạng xã hội trực tuyến như Facebook ... bỏ tiền để đưa thương hiệu thuốc lá của họ vào phim ảnh và truyền hình."
Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo cáo chỉ có 19 quốc gia, tức khoảng 6 phần trăm dân số thế giới, là cấm hoàn toàn quảng cáo thuốc lá. WHO cho biết nhìn chung tỉ lệ người hút thuốc đã giảm trên toàn thế giới. Nhưng những nước như Uruguay và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước thành công nhất trong việc cấm quảng cáo thuốc lá và sử dụng các biện pháp kiểm soát khác.
Cuộc khảo sát cho thấy tại Uruguay, tỉ lệ người hút thuốc đã giảm đi 17 phần trăm và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 13 phần trăm.
Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo việc sử dụng thuốc lá giết hại gần 6 triệu người mỗi năm. Tổ chức nói con số đó đến năm 2030 dự trù sẽ tăng lên tới hơn 8 triệu người mỗi năm. Tổ chức nói 5 trong số 5 cái chết này xảy ra tại các nước có thu nhập trung bình.
Trong khi việc hút thuốc lá giảm đi ở các nước giàu có, WHO nói công nghiệp thuốc lá đang ngày càng nhắm mục tiêu vào các nước nghèo hơn ở châu Phi và châu Á, cũng như vào phụ nữ và giới trẻ, thuờng đặc biệt dễ bị tác động bởi các sách lược tiếp thị của họ.
Giám đốc Bộ phận Phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm của WHO, ông Douglas Bettcher, nói công nghiệp thuốc lá biết rằng việc bảo trợ quảng cáo và cổ động là một trong những cách hữu hiệu nhất để mọi người đâm ra nghiện thuốc lá.
Ông Bettcher nói: “Nghiên cứu cho thấy rất rõ rằng 1/3 số thanh niên hút thử thuốc lá xảy ra do hậu quả của việc tiếp xúc với quảng cáo, cổ động và bảo trợ thuốc lá. Trên toàn thế giới, 70 phần trăm thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 15 báo cáo thường bị phơi bày trước việc quảng cáo, cổ động và bảo trợ thuốc lá.”
Tuy nhiên, ông cảnh báo ngành công nghiệp thuốc lá rất khôn lanh và sẽ nhanh chóng đưa ra những chiến lược tiếp thị mới để lách lệnh cấm quảng cáo. Ông mô tả một số những chiến thuật mới ngành công nghiệp này đang sử dụng để lôi kéo thanh niên sử dụng thứ sản phẩm gây nghiện.
"Những việc như phát quà tặng hay bán các sản phẩm có thương hiệu, chẳng hạn như quần áo ... Sử dụng những người nổi tiếng tạo trào lưu để ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt những người trẻ tuổi trong những quán cà phê, hộp đêm chẳng hạn, để dụ họ. Ðồ cho không, mạng xã hội trực tuyến như Facebook ... bỏ tiền để đưa thương hiệu thuốc lá của họ vào phim ảnh và truyền hình."
Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo cáo chỉ có 19 quốc gia, tức khoảng 6 phần trăm dân số thế giới, là cấm hoàn toàn quảng cáo thuốc lá. WHO cho biết nhìn chung tỉ lệ người hút thuốc đã giảm trên toàn thế giới. Nhưng những nước như Uruguay và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước thành công nhất trong việc cấm quảng cáo thuốc lá và sử dụng các biện pháp kiểm soát khác.
Cuộc khảo sát cho thấy tại Uruguay, tỉ lệ người hút thuốc đã giảm đi 17 phần trăm và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 13 phần trăm.