LONDON —
Vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương, hay NATO, trong thế kỷ 21 đang thu hút sự chú ý với các vụ xung đột đang diễn ra ở các biên giới phía đông và phía nam của khối này. Thông tín viên Henry Ridgwell tường thuật rằng liên minh khai sinh vào đầu Chiến Tranh Lạnh này đang phục hồi trong khi những mối đe dọa mới nổi lên trên toàn cầu.
Xe bọc thép, xe tăng và hàng ngàn container thiết bị quân sự được chất lên những chiếc xe tải cho hành trình dài trở về nước, vào lúc kết thúc chiến dịch của NATO ở Afghanistan.
Nhưng việc chấm dứt sứ mạng không có báo trước cho một sự sụp đổ chậm chạp của NATO như mọi người từng nghĩ, theo nhận định của Giáo sư Jonathan Eyal của Học viện Royal United Services.
Giáo sư Eyal nói: “Ðiều lý thú là NATO bây giờ lại hợp thời hơn so với thời gian có lẽ cả thập niên gần đây”.
Sự hợp thời này, theo ông Eyal, phần lớn là bởi vì Nga. NATO đã công bố những hình ảnh vệ tinh vào tuần này cho thấy những chiếc xe tăng đi từ Nga vào miền đông Ukraine. Sự kiện này diễn ra sau khi Moscow kín đáo hỗ trợ cho các phần tử Ukraine đòi ly khai việc dùng vũ lực chiếm đóng Crimea vào tháng Ba.
Giáo sư Eyal cho biết các quốc gia do Xô Viết kiểm soát trước đây đang rất lo lắng.
Ông Eyal nhận định: “Các nước Ðông Âu cho đến nay thường bị gạt đi là quá lo lắng, quá sợ sệt đối với Nga mà theo lý thuyết không còn là kẻ thù nữa. Người Ðông Âu đã đúng và chúng tôi đã sai lầm về Nga. Do đó về nhiều khía cạnh, đây là lúc mà liên minh sẽ phải trấn an các thành viên của mình.”
NATO đã cống hiến sự bảo đảm qua việc tăng cường quân đội và hệ thống phòng thủ trên biển và trên không dọc theo biên giới các nước thành viên ở phía đông. Các cuộc thao diễn quân sự đã diễn ra vào tuần rồi ở Lithuania.
Nga, nước đã bắt đầu làm việc chặt chẽ với NATO trong thập niên 1990, có thể không còn được xem là một đối tác chiến lược nữa và điều đó có nghĩa là một thay đổi chiến lược trong việc triển khai quân. Ðó là nhận định của Tướng Philip Breedlove, Chỉ huy tối cao các hoạt động NATO ở châu Âu.
Ông Breedlove nói: “Chúng ta đã thấy một quốc gia vượt qua biên giới chủ quyền được quốc tế công nhận của mình và dùng vũ lực sáp nhập một phần của một quốc gia khác có chủ quyền. Ðiều đó làm thay đổi cách chúng tôi làm việc. Và do đó chúng tôi bây giờ đang đánh giá lại việc chúng tôi phải làm thế nào với những điều này khi nó liên quan tới sự chuẩn bị lực lượng, đáp ứng và điều quân”.
Một phúc trình của NATO về tương lai của liên minh kêu gọi sự tái khẳng định mục tiêu cốt lõi của công cuộc phòng thủ tập thể. Các tác gỉả cho rằng các thành viên Âu châu nên hoãn lại việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng..
Nhưng châu Âu đã bị chia rẽ về cách nào là tốt nhất để đáp lại với Nga, giáo sư Jonathan Eyal nói: “Các nước như Ðức hoặc Pháp hoặc Anh cho rằng chúng ta không nên phản ứng quá mạnh trước vụ khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Còn các nước như Ba Lan và Rumani, những quốc gia cựu cộng sản lớn có chung biên giới với Ukraine cho rằng Ukraine là một dấu hiệu của một châu Âu khác hẳn về cơ bản với một châu Âu mà chúng ta đã biết.”
Ông Eyal cho biết NATO cũng phải đối đầu với những xung đột ở các biên giới phía nam của NATO.
Ông nói tiếp: “Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu mở một cuộc họp NATO để thảo luận về vụ khủng hoảng mà họ thấy đang xảy ra ở ngay biên giới của mình”.
Cuộc xung đột ở Syria và Iraq đang leo thang, với các phần tử chủ chiến Hồi giáo cực đoan kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ này.
Tổng thư ký của NATO đã nói là ông không thấy vai trò của liên minh ở Iraq. Nhưng giới lãnh đạo an ninh Tây phương cảnh báo rằng tình trạng vô luật pháp là nơi chứa chấp những kẻ khủng bố - và NATO nên tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phòng thủ tập thể.
Xe bọc thép, xe tăng và hàng ngàn container thiết bị quân sự được chất lên những chiếc xe tải cho hành trình dài trở về nước, vào lúc kết thúc chiến dịch của NATO ở Afghanistan.
Nhưng việc chấm dứt sứ mạng không có báo trước cho một sự sụp đổ chậm chạp của NATO như mọi người từng nghĩ, theo nhận định của Giáo sư Jonathan Eyal của Học viện Royal United Services.
Giáo sư Eyal nói: “Ðiều lý thú là NATO bây giờ lại hợp thời hơn so với thời gian có lẽ cả thập niên gần đây”.
Sự hợp thời này, theo ông Eyal, phần lớn là bởi vì Nga. NATO đã công bố những hình ảnh vệ tinh vào tuần này cho thấy những chiếc xe tăng đi từ Nga vào miền đông Ukraine. Sự kiện này diễn ra sau khi Moscow kín đáo hỗ trợ cho các phần tử Ukraine đòi ly khai việc dùng vũ lực chiếm đóng Crimea vào tháng Ba.
Giáo sư Eyal cho biết các quốc gia do Xô Viết kiểm soát trước đây đang rất lo lắng.
Ông Eyal nhận định: “Các nước Ðông Âu cho đến nay thường bị gạt đi là quá lo lắng, quá sợ sệt đối với Nga mà theo lý thuyết không còn là kẻ thù nữa. Người Ðông Âu đã đúng và chúng tôi đã sai lầm về Nga. Do đó về nhiều khía cạnh, đây là lúc mà liên minh sẽ phải trấn an các thành viên của mình.”
NATO đã cống hiến sự bảo đảm qua việc tăng cường quân đội và hệ thống phòng thủ trên biển và trên không dọc theo biên giới các nước thành viên ở phía đông. Các cuộc thao diễn quân sự đã diễn ra vào tuần rồi ở Lithuania.
Nga, nước đã bắt đầu làm việc chặt chẽ với NATO trong thập niên 1990, có thể không còn được xem là một đối tác chiến lược nữa và điều đó có nghĩa là một thay đổi chiến lược trong việc triển khai quân. Ðó là nhận định của Tướng Philip Breedlove, Chỉ huy tối cao các hoạt động NATO ở châu Âu.
Ông Breedlove nói: “Chúng ta đã thấy một quốc gia vượt qua biên giới chủ quyền được quốc tế công nhận của mình và dùng vũ lực sáp nhập một phần của một quốc gia khác có chủ quyền. Ðiều đó làm thay đổi cách chúng tôi làm việc. Và do đó chúng tôi bây giờ đang đánh giá lại việc chúng tôi phải làm thế nào với những điều này khi nó liên quan tới sự chuẩn bị lực lượng, đáp ứng và điều quân”.
Một phúc trình của NATO về tương lai của liên minh kêu gọi sự tái khẳng định mục tiêu cốt lõi của công cuộc phòng thủ tập thể. Các tác gỉả cho rằng các thành viên Âu châu nên hoãn lại việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng..
Nhưng châu Âu đã bị chia rẽ về cách nào là tốt nhất để đáp lại với Nga, giáo sư Jonathan Eyal nói: “Các nước như Ðức hoặc Pháp hoặc Anh cho rằng chúng ta không nên phản ứng quá mạnh trước vụ khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Còn các nước như Ba Lan và Rumani, những quốc gia cựu cộng sản lớn có chung biên giới với Ukraine cho rằng Ukraine là một dấu hiệu của một châu Âu khác hẳn về cơ bản với một châu Âu mà chúng ta đã biết.”
Ông Eyal cho biết NATO cũng phải đối đầu với những xung đột ở các biên giới phía nam của NATO.
Ông nói tiếp: “Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu mở một cuộc họp NATO để thảo luận về vụ khủng hoảng mà họ thấy đang xảy ra ở ngay biên giới của mình”.
Cuộc xung đột ở Syria và Iraq đang leo thang, với các phần tử chủ chiến Hồi giáo cực đoan kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ này.
Tổng thư ký của NATO đã nói là ông không thấy vai trò của liên minh ở Iraq. Nhưng giới lãnh đạo an ninh Tây phương cảnh báo rằng tình trạng vô luật pháp là nơi chứa chấp những kẻ khủng bố - và NATO nên tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phòng thủ tập thể.