Đường dẫn truy cập

Lê Trọng Hùng nói trước khi bị bắt: ‘Nếu đắc cử tôi sẽ đưa Hiến pháp vào trường học’


Ứng cử viên ĐBQH Lê Trọng Hùng giới thiệu chương trình tranh cử trên kênh YouTube CHTV Viet Nam ngày 25-3-2021.
Ứng cử viên ĐBQH Lê Trọng Hùng giới thiệu chương trình tranh cử trên kênh YouTube CHTV Viet Nam ngày 25-3-2021.

Vào đầu tháng 3, trong lúc nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV cũng là lúc ông Lê Trọng Hùng liên tục bị Cơ quan An ninh Điều tra thành phố Hà Nội gửi giấy triệu tập với lý do là có liên quan đến “nguồn tin về tội phạm của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.”

Ông Hùng bị bắt vào ngày 27/3 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” sau khi nhận được ít nhất ba giấy triệu tập.

Ông đã dự tính đến khả năng bị bắt và chia sẻ với VOA trước đó: “Tôi e ngại công an sẽ cưỡng chế tôi lên đồn và không biết có cơ hội trả lời báo chí sau đó không.”

VOA phỏng vấn Lê Trọng Hùng trước khi ông bị bắt.
please wait

No media source currently available

0:00 0:09:34 0:00
Tải xuống


Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của ông với VOA:

VOA: Ông có thể cho biết việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV như thế nào? Có gặp trở ngại gì không?

Lê Trọng Hùng: Họ chưa bác mà là họ đang trong quá trình cạo sửa hồ sơ của tôi. Họ đang ép tôi để tôi phải tự cạo sửa hồ sơ của mình theo ý của họ. Cái này là thông lệ từ nhiều năm nay nhưng về bản chất thì đấy là một sự đàn áp những ứng viên tự do.

VOA: Vào kỳ hiệp thương lần thứ nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cơ cấu số lượng người tự ứng cử và người đại diện của Mặt trận Tổ Việt Nam nói rằng cánh cửa cho người tự ứng cử thì “rộng mở”. Ông có nhận định như thế nào về ý kiến đó?

Lê Trọng Hùng: Buổi hiệp thương đó là một việc làm vi hiến. Vì trong Hiến pháp thì không thể có một tổ chức nào có thể đứng ra dàn xếp cái gọi là cơ cấu cho các đại biểu quốc hội, mà đấy là do sự lựa chọn của cử tri.

Họ nói rằng cơ hội cho những “người tự ứng cử,” “ứng cử viên tự do” là “rộng mở” với những cam kết hay tuyên truyền để cố đảm bảo tỉ lệ 5 - 10% người tự ứng cử được vào trong Quốc hội - thì đó là cái cách họ đáp ứng đòi hỏi văn minh của nhân loại mà các quốc gia đang quan sát, đang tác động đến. Nhưng thực ra là mị dân, chứ thực ra phần lớn những người mà họ gọi là “ứng cử tự do” cũng là những người trong tổ chức hội đoàn của họ mà thôi, chẳng qua là không phải là đảng viên, nhưng đó vẫn là những người được họ lựa chọn. Còn những ứng cử viên độc lập thật sự thì rất khó có cơ hội đó.

Ba giấy triệu tập Công an Hà Nội gửi đến ông Lê Trọng Hùng.
Ba giấy triệu tập Công an Hà Nội gửi đến ông Lê Trọng Hùng.

VOA: Là một ứng cử viên tự do, ông biết rằng cánh cửa cho bản thân mình và cho người giống như mình ra tự ứng cử là hẹp và cái cơ hội để được đắc cử là rất là ít. Qua đó thì ông nhận định như thế nào về lá phiếu cử tri đối với cái nền dân chủ ở Việt Nam?

Lê Trọng Hùng: Cơ hội cho những ứng cử viên tự do độc lập thực sự, chứ không phải là những ứng cử viên tự do được Đảng sắp xếp ở các hội đoàn của các hội đoàn hay công ty mà thực ra là của Đảng đang chỉ đạo, là rất rất ít. Và tôi đang nỗ lực tìm ra một pháp mới để tìm kiếm các cơ hội ít ỏi đó thành hiện thực bằng một phương pháp rất mới ở Việt Nam.

VOA: Thưa ông, ông có thể chia sẻ một đôi chút về phương pháp đó?

Chính trị tự do hoạt động giống như một cái nền kinh tế thị trường tự do, có nghĩa là chúng ta sẽ có quyền cạnh tranh nhau.
Ông Lê Trọng Hùng

Lê Trọng Hùng: Phương pháp của tôi thực ra thì ở trên thế giới các quốc gia thì họ đã làm rất lâu rồi nhưng ở Việt Nam, trong 75 năm nay từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến giờ thì vẫn chưa bao giờ có cái điều đó. Đó là phương pháp tranh cử, thay vì ở Việt Nam thì chỉ có cái tiền lệ là ứng viên sẽ nộp đơn vào cho hội đồng bầu cử, sau đó thì chờ hiệp thương (lần 2), sau đó thì có một vài cơ hội tiếp xúc cử tri theo hình thức, và sau đó thì họ ngồi chờ xem ai trúng, ai trượt.

Còn tôi sẽ chọn một cách khác: chúng ta giống như một cái nền kinh tế thị trường thì chính trị tự do hoạt động giống như một cái nền kinh tế thị trường tự do, có nghĩa là chúng ta sẽ có quyền cạnh tranh nhau.

Chúng ta có quyền cạnh tranh giống như các công ty sản xuất hàng hóa có quyền cạnh tranh nhau trong khuôn khổ pháp luật để giành được sự lựa chọn của khách hàng. Tôi cũng học tập cách cách đó và tôi cũng đưa ra một cái chương trình tranh cử chứ không đơn thuần là một cái hoạt động ứng cử như các ứng viên tự do của khóa trước, năm 2016.

VOA: Ông có thể chia sẻ nguyện vọng cũng như là chương trình nghị sự của ông cho cuộc tranh cử này?

Lê Trọng Hùng: Tôi có dự án tranh cử mà tôi coi nó như một cái bản hợp đồng. Bản hợp đồng có tôi sẽ nỗ lực chuyến đến từng cử tri và tôi sẽ cam kết thực hiện bản hợp đồng đó, và đó cũng chính là chương trình nghị sự của tôi, mang tên là Dự án công dân hóa xã hội hay còn có tên khác gọi là Xây dựng đại lộ công dân cho dân tộc Việt Nam, trong đó công việc chính của tôi là vận động xã hội Việt Nam thượng Tôn Hiến pháp và tôi đang làm những công việc như trao tặng hiến pháp tận tay đến công dân trên cả nước.

Nếu trở thành ĐBQH tôi sẽ nhanh chóng trao Hiến pháp cho từng công dân, đưa Hiến pháp vào dạy trong trường học để công dân biết mình là ai, có quyền và lợi ích gì, mình là chủ nhân của đất nước như thế nào, mình lập ra nhà nước như thế nào và mình có quyền sử dụng nhà nước như thế nào, thay vì như hiện nay người dân không biết mình là ai, mà cứ nhìn thấy chính quyền, công an là rất sợ, hay khi đến các cơ quan công quyền thì phải xin, đi đâu cũng phải xin, mà càng xin thì họ càng không cho.

VOA Express

XS
SM
MD
LG