Các nước Baltic và các nước châu Âu khác, phẫn nộ trước phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về những bảo đảm an ninh cho Nga, đã đệ trình phản đối và giải thích quan điểm của họ với Pháp hôm 12/12, các nhà ngoại giao cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn với đài TF1 của Pháp hôm 3/12, ông Macron nói châu Âu cần chuẩn bị kiến trúc an ninh tương lai của mình và cũng cần phải nghĩ “cách làm sao cho Nga những sự đảm bảo khi Nga trở lại bàn đàm phán.”
Phát biểu này ngay lập tức bị Ukraine và các nước Baltic khiển trách. Dù phía Pháp tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của sự việc, nhưng sự phẫn nộ dường như vẫn chưa nguôi ngoai.
Cộng hòa Czech, nước hiện đang nắm chức chủ tịch Hội đồng EU, đã giúp sắp xếp hậu thuẫn cho sự thể hiện quan điểm ngoại giao chính thức vừa kể.
Các nước ủng hộ bao gồm các nước Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania, cùng với Ba Lan và Slovakia, hai nhà ngoại giao cho biết. Không biết có tổng cộng bao nhiêu nước ủng hộ hành động này.
Bộ Ngoại giao Pháp, Cộng hòa Czech và Slovakia không hồi đáp yêu cầu bình luận. Bộ Ngoại giao Ba Lan từ chối bình luận.
Các ý kiến phản đối cho rằng các nỗ lực trước đây của Nga đối với vấn đề kiến trúc an ninh châu Âu là nhằm chia rẽ và làm suy yếu châu Âu.
Kể từ khi Nga xâm lược Urkaine hôm 24/2, các nước châu Âu và các thành viên NATO đã tìm cách duy trì một mặt trận thống nhất chống lại Moscow, phát động một số vòng chế tài và đồng thời cung cấp viện trợ quân sự đáng kể cho Ukraine.
Thư phản đối liệt kê những khía cạnh hợp tác và đối thoại với Nga, từ văn kiện NATO-Nga năm 1997 tới các đề nghị hồi tháng 12 năm ngoái kể cả những sự đảm bảo mà Nga đòi hỏi, các nhà ngoại giao cho biết.
Hai nhà ngoại giao nói phía Czech cùng với một số đại diện các nước thành viên khác đã giao thư phản đối cho Giám đốc châu Âu Lục địa thuộc Bộ Ngoại giao Pháp hôm 12/12.
Phát biểu với báo giới hôm 9/12, một giới chức Pháp nói phát biểu của Tổng thống Pháp chẳng có gì mới và phù hợp với điều mà Ukraine đã nói rằng sẽ có một cuộc thương lượng vào cuối cuộc chiến.
Diễn đàn