Thứ Năm vừa qua, 5 ngày sau khi hội nghị cấp cao APEC bế mạc tại Hà Nội, giới hữu trách Việt Nam đã tổ chức Lễ Tổng kết và chào mừng thành công năm APEC Việt Nam 2006. Tại buổi lễ này, phó thủ tướng Vũ Khoan khẳng định: Năm APEC 2006 và Tuần cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai và chủ trì đã thành công rực rỡ.
Tuy nhiên, hai ngày trước đó, Hội Văn Bút Quốc tế đã phổ biến một kháng thư để bày tỏ quan tâm sâu sắc về sự an toàn của nhà văn kiêm nhà báo Trần Khải Thanh Thủy và tố cáo giới hữu trách Hà Nội leo thang đàn áp các nhà văn đối kháng, với cao điểm là hội nghị thượng đỉnh APEC.
"Số máy quí khách vừa gọi đang tạm khóa vì vậy cuộc gọi không thực hiện được, xin quí khách vui lòng gọi lại sau"
Ðó là những tiếng nói khá lạnh lùng của nhân viên tổng đài điện thoại ở Việt Nam, những tiếng nói mà nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã phải nghe trong hơn nửa năm qua mỗi khi gọi điện thoại cho các nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam. Đôi khi, người ta còn phải nghe thêm một lời nói bổ sung rất mỉa mai là “điện thoại được tạm khóa theo yêu cầu của khách hàng.”
Theo các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền và quyền tự do báo chí, việc cắt điện thoại hoặc tịch thu điện thoại di động của những nhân vật bất đồng ý kiến chỉ là một phần nhỏ trong chiến dịch trấn áp mà giới hữu trách ở Hà Nội đã thực hiện trước và trong thời gian diễn ra hội nghị cấp cao APEC để bảo đảm rằng thành tích nhân quyền tệ hại của mình không làm lu mờ những điều tốt đẹp mà họ muốn phô diễn với thế giới qua hội nghị quốc tế lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam.
Trong thông cáo phổ biến hôm thứ tư vừa qua, Hội Văn Bút Quốc Tế cho biết các nhà văn đối kháng đã bị công an sách nhiễu một cách hung bạo. Nhiều người còn bị áp chế bằng những biện pháp độc đoán như câu lưu ngắn hạn để tra vấn và quản thúc tại gia. Về việc này, biên tập viên của tập san Tự do Dân chủ ở Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết như sau, mời quí vị bấm vào link ở trên để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Cũng theo ghi nhận của Hội Văn Bút Quốc Tế, trong số các nạn nhân của chiến dịch trấn áp này còn có nhà dịch thuật Phạm Hồng Sơn. Ông được thả khỏi nhà giam ngày 30 tháng 8 năm 2006 sau một thời gian dài bị ngược đãi và cầm tù vì đã phiên dịch và phổ biến trên internet một bài viết có tên “Dân chủ là gì?” đăng trên trang nhà của bộ Ngoại giao Hoa kỳ. Ngoài việc bị tước đoạt quyền tự do đi lại và tự do thông tin, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị công an đánh đập một cách thô bạo vào ngày 17 tháng 11. Đây cũng chính là ngày mà tổng thống George W Bush của Mỹ đến Hà Nội để thực hiện chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam và tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC. Trong cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ hôm thứ ba vừa qua, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho biết một số cảm nghĩ như sau về vụ này:
Một nhà văn khác trong số các nạn nhân của chiến dịch trấn áp vào dịp hội nghị APEC là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Người phụ nữ 46 tuổi này là đối tượng của nhiều vụ sách nhiễu và thẩm vấn lâu dài của công an về những bài viết được phổ biến trên internet từ ngày 2 tháng 9 năm 2006. Bà đã bị bắt lại hôm 11 tháng 10 và bị tra hỏi về những tiểu luận “Hang đá”, “Tự thuật”, và “Đối thoại” mà bà viết sau khi bị câu lưu hồi tháng 9. Sau đó, bà bị công an đưa ra đấu tố tại một sân vận động. Bà thuật lại một số chi tiết như sau:
Ngoài vụ đấu tố gọi là có tính chất “giáo dục” như thế, nữ ký giả này còn bị đám đông xông vào nhà hành hung. Bà kể lại như sau:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà tranh đấu nổi tiếng ở Hà Nội, đã tỏ ý chê trách về điều mà ông gọi là những hành vi đáng xấu hổ của nhà cầm quyền Hà Nội đàng sau bộ mặt tươi đẹp của hội nghị APEC.
Xin mời quí vị bấm vào link ở trên để theo dõi toàn bộ bài tường trình: