Theo dự kiến, Tổng thống Barack Obama sẽ loan báo rằng khối G-20, gồm các nền kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Nam Triều Tiên, sẽ thay thế khối G-8 trong việc phối hợp nền kinh tế thế giới. Khối G-8 chỉ đại diện cho các nền kinh tế phát triển hơn ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga. Các nhà kinh tế học Á Châu cho rằng biến chuyển này phản ánh sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của vùng này, nhưng đồng thời cũng áp đặt trách nhiệm lớn hơn. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Brian Padden ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các kinh tế gia ở Châu Á nói rằng việc chỉ định cho các nền kinh tế đang phát triển và dẫn đầu trong khối G-20 làm cơ chế thường trực để phối hợp nền kinh tế thế giới sẽ không có mấy tác động tức thời.
Ông Hadi Soeastro, kinh tế gia kỳ cựu tại Trung tâm Nghiên cứu Sách lược Quốc tế ở Jakarta, nói rằng sự kiện này sẽ không thay đổi đáng kể cán cân quân bình sức mạnh kinh tế trên thế giới.
Ông Soeastro nói: “Thực tình thì nghị trình của khối G-20 sẽ tiếp tục bị chế ngự bởi các nước Âu Châu lớn hơn và Hoa Kỳ. Đông Á vẫn chưa tự khẳng định được vai trò của mình.”
Ông David O’Rear, kinh tế gia trưởng của Phòng Thương mại Hong Kong, nói rằng sự thay đổi có phản ánh sức mạnh kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc và các nền kinh tế Á Châu khác.
Ông O'Rear nói: “Trong đoản kỳ, tôi không thấy các họ có thể thực hiện những thay đổi đáng kể như thế nào. Nhưng chắc chắn về lâu về dài, thì tổ chức thừa nhận rằng Trung Quốc hiện là một nền kinh tế lớn, rất lớn, và phải dự phần trong việc thực hiện quyết định cho cấu trúc tài chính và kinh tế toàn cầu.”
Khối G-20 được thành lập như một cơ quan cố vấn cấp bộ vào năm 1999 sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Á châu. Chỉ mới năm ngoái, các nhà lãnh đạo của nhóm này mới họp lần đầu tiên.
Nhiều nước đang phát triển than phiền rằng cuộc khủng hoảng là do sự quản lý sai trái về điều hành tại các quốc gia đã phát triển. Họ lập luận rằng hậu quả là các nền kinh tế của họ bị thiệt hại, và họ phải có tiếng nói lớn hơn trong cách thức hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu.
Một vai trò được tăng cường cho khối G-20 buộc các nước thành viên phải tiếp tục hợp tác ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chấm dứt. Nhóm này cũng đồng ý dành cho các nước đang phát triển nhiều phiếu hơn trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế, là cơ quan giám sát các khía cạnh của hệ thống tài chính toàn cầu.
Ông Soesastro cho rằng quyền lực mới này kèm theo trách nhiệm mới.
Ông Soesastro nói: “Người ta đặt nhiều kỳ vọng vào các nước như Trung Quốc và Ấn Độ bởi lẽ thành tích kinh tế mới đây của các nước này, những cũng bởi vì tầm cỡ các nền kinh tế của các nước này, đến mức họ phải đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế toàn cầu.”
Ông Soesastro nói rằng áp lực sẽ đè nặng thêm vào các nước Á Châu, đòi họ phải hành động về các vấn đề như giảm thiểu khí thải carbon, cắt giảm trợ cấp nhiên liệu, và chấm dứt các chính sách bảo hộ mậu dịch.
Đọc nhiều nhất
1