Đường dẫn truy cập

Ngăn chặn việc lây truyền bệnh từ động vật sang người


<!-- IMAGE -->

Nhiều chứng bệnh lây nhiễm đã xuất hiện trong mấy thập niên vừa qua – tỷ như virut Ebola, HIV và cúm heo. Một điểm chung của các dịch bệnh này là các nhà khoa học biết rằng virut gây bệnh lây nhiễm qua người do tiếp xúc với súc vật. Các nhà khoa học nay đang cổ xúy một sách lược phòng bệnh cho các cộng đồng nông nghiệp để giúp giảm thiểu việc lây lan bệnh từ súc vật qua người và ngược trở lại. Thông tín viên VOA Rose Hoban ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Tại nhiều nơi trên thế giới, người và vật sống chung một chỗ và giao tiếp với nhau hàng ngày. Người và vật cũng truyền bệnh cho nhau luôn. Chẳng hạn, hầu hết những ca bệnh cúm gà H5N1 đều xảy ra nơi những người sống và làm việc gần các đàn gia cầm.

Chuyên gia thú y Jonna Mazet thuộc trường đại học California ở Davis, nghiên cứu về các bệnh động vật truyền cho người, mà bà cho là thông thường một cách lạ lùng.

Bà Mazet cho biết: “Chúng tôi thực sự bắt đầu thừa nhận rằng khoảng 75% các bệnh lây nhiễm vừa xuất hiện gây lo ngại cho chúng ta hiện nay đã lan tràn từ các quần thể dã sinh.”

Bà Mazet nói rằng con người có thể nhiễm các chứng bệnh của súc vật khi dùng chung nguồn nước với đàn gia súc hay thú hoang. Bà và các đồng nghiệp nhận ra hiện tượng này ở vùng nông thôn Tanzania, nơi họ đi khảo cứu những đàn gia súc truyền thống trong cố gắng giảm thiểu việc lây truyền dịch bệnh.

Bà Mazet nói thêm: “Điều chúng tôi làm là thử nghiệm dã sinh trong khu vực đó về các chứng bệnh mà chúng tôi cho là gây rủi ro cho người và đàn gia súc, chúng tôi thử nghiệm đàn gia súc về cùng những chứng bệnh đó, và chúng tôi làm việc với dân chúng để xem sinh hoạt của hộ bị tác động đến míc nào bởi cùng những chứng bệnh đó về vấn đề sức khỏe cũng như tác động đối với nguồn thu nhập của họ từ đàn gia súc, cũng như các vấn đề sức khỏe của những đàn cừu và dê. Ngoài ra, chúng tôi đang xem xét nguồn nước mà họ dùng chung để xem đó có thể là nơi mà dịch bệnh lây truyền qua hay không.”

Bà Mazet nói rằng điều quan trọng là theo một phương pháp thống nhất để ngăn chặn việc lây truyền bệnh – phương pháp được gọi là One Health.

Sau khi thử nghiệm đàn gia súc và dân chúng sinh sống ở tỉnh Ruaha vùng nông thôn Tanzania, bà Mazet đã làm việc với những người chăm sóc đàn gia súc ở địa phương, với các bác sĩ địa phương, những người quản lý dã sinh, các nhà chính trị địa phương và những người quyết định chính sách – tất cả trong một nỗ lực hợp nhất cách đối phó với dịch bệnh nơi động vật.

Bà nói rằng một trong những phần quan trọng nhất của phương pháp này là giáo dục những người làm việc trực tiếp với súc vật. Bà Mazet cho biết trước khi thực thi dự án, đa số những người chăm sóc đàn gia súc không tin rằng dịch bệnh có thể lây truyền qua nước bẩn. Và bà nói thêm rằng nhờ giáo dục mà các nông dân nuôi gia súc có thể học hỏi về việc phòng ngừa dịch bệnh, là bước đầu để dậy cho họ cách nhận biết khi những con vật mà họ nuôi bị bệnh.

Bà Mazet nói tiếp: “Chẳng hạn như, nêu nhận thấy một con bê bị tiêu chảy thì là điều dễ thấy. Và đó sẽ là bước kế tiếp của gia đình ấy là phải đánh giá cả đàn bò nếu như có dấu hiệu như một con bê bị tiêu chảy.”

Bà Mazet nói rằng dự án Tanzania dậy cho bà và các đối tác ở địa phương những gì cần thiết để cải thiện sức khỏe của cả người lẫn vật. Đều rõ ràng nhất là tất cả các khu vực trong xã hội – từ nông nghiệp cho đến y tế và chính trị – cần phải tham gia để có thể ngăn chặn việc lây truyền bệnh từ động vật qua người. Và bà Mazet đã nhận được tài trợ để mở rộng dự án.

Bà Mazet đã phổ biến bài viết của bà về phương pháp One Health trong tạp chí trên mạng PloS Medicine.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG