Cử tri Ai Cập đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng nhì kéo dài hai ngày với sự tranh đua giữa một vị thủ tướng dưới thời cựu tổng thống Hosni Mubarak và một ứng cử viên của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo.
Cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq đang tranh với ông Mohamed Morsi của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo để trở thành tổng thống đầu tiên sau khi ông Mubarak bị buộc từ chức trong cuộc nổi dậy của dân chúng hồi năm ngoái.
Thông tín viên đài VOA đã đến thăm các phòng phiếu ở Cairo hôm nay và cho biết tỉ lệ cử tri đi bầu thấp hơn nhiều so với cuộc đầu phiếu vòng thứ nhất hồi tháng trước.
Ông Shafiq và ông Morsi là hai người chiếm được nhiều phiếu nhất trong vòng đầu phiếu đó.
Thông tín viên Elizabeth Arrott nói rằng hiện chưa rõ là phải chăng tỉ lệ cử tri đi bầu ở mức thấp phản ánh tâm trạng chán nản của họ đối với sự lựa chọn trước mắt.
Cuộc bầu cử được tổ chức như lịch trình đã định, mặc dù rối loạn chính trị đã kéo dài một tuần nay, với việc Tòa án Hiến pháp Tối cao đảo ngược một đạo luật ngăn không cho những viên chức cao cấp trong chính phủ của tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, như ông Shafiq, được nắm giữ các chức vụ trong chính phủ. Đạo luật vừa kể được thông qua bởi quốc hội do phe Hồi giáo kiểm soát.
Các vị thẩm phán, những người của thời Mubarak, cũng đã nêu ra những vấn đề pháp lý trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua và yêu cầu giải tán quốc hội do phe Hồi giáo lãnh đạo.
Hành động này trên thực tế đã giao lại quyền kiểm soát đất nước cho chính phủ quân nhân lâm thời đã nắm quyền sau khi ông Mubarak bị lật đổ.
Một số những chính khách hàng đầu của phe Hồi giáo tố cáo rằng hội đồng quân nhân cầm quyền đã dùng tòa án để thực hiện một cuộc đảo chánh trên thực tế. Nhưng hội đồng này nói rằng cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra như kế hoạch đã định.
Phát biểu hôm thứ năm trước những người ủng hộ tại Cairo, ông Shafiq nói rằng phán quyết của toà án là một phán quyết lịch sử và ông hối thúc dân chúng đi bầu đông đảo.
Tuy nhiên nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nói rằng phán quyết đó cho thấy Ai Cập đang tiến vào “những ngày tháng rất khó khăn và có thể còn nguy hiểm hơn những ngày cuối của chế độ Mubarak.”
Những người tức giận vì phán quyết của tòa hiến pháp đã xuống đường biểu tình ở Cairo và Alexandria trong ngày thứ sáu.
Cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq đang tranh với ông Mohamed Morsi của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo để trở thành tổng thống đầu tiên sau khi ông Mubarak bị buộc từ chức trong cuộc nổi dậy của dân chúng hồi năm ngoái.
Thông tín viên đài VOA đã đến thăm các phòng phiếu ở Cairo hôm nay và cho biết tỉ lệ cử tri đi bầu thấp hơn nhiều so với cuộc đầu phiếu vòng thứ nhất hồi tháng trước.
Ông Shafiq và ông Morsi là hai người chiếm được nhiều phiếu nhất trong vòng đầu phiếu đó.
Thông tín viên Elizabeth Arrott nói rằng hiện chưa rõ là phải chăng tỉ lệ cử tri đi bầu ở mức thấp phản ánh tâm trạng chán nản của họ đối với sự lựa chọn trước mắt.
Cuộc bầu cử được tổ chức như lịch trình đã định, mặc dù rối loạn chính trị đã kéo dài một tuần nay, với việc Tòa án Hiến pháp Tối cao đảo ngược một đạo luật ngăn không cho những viên chức cao cấp trong chính phủ của tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, như ông Shafiq, được nắm giữ các chức vụ trong chính phủ. Đạo luật vừa kể được thông qua bởi quốc hội do phe Hồi giáo kiểm soát.
Các vị thẩm phán, những người của thời Mubarak, cũng đã nêu ra những vấn đề pháp lý trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua và yêu cầu giải tán quốc hội do phe Hồi giáo lãnh đạo.
Hành động này trên thực tế đã giao lại quyền kiểm soát đất nước cho chính phủ quân nhân lâm thời đã nắm quyền sau khi ông Mubarak bị lật đổ.
Một số những chính khách hàng đầu của phe Hồi giáo tố cáo rằng hội đồng quân nhân cầm quyền đã dùng tòa án để thực hiện một cuộc đảo chánh trên thực tế. Nhưng hội đồng này nói rằng cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra như kế hoạch đã định.
Phát biểu hôm thứ năm trước những người ủng hộ tại Cairo, ông Shafiq nói rằng phán quyết của toà án là một phán quyết lịch sử và ông hối thúc dân chúng đi bầu đông đảo.
Tuy nhiên nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nói rằng phán quyết đó cho thấy Ai Cập đang tiến vào “những ngày tháng rất khó khăn và có thể còn nguy hiểm hơn những ngày cuối của chế độ Mubarak.”
Những người tức giận vì phán quyết của tòa hiến pháp đã xuống đường biểu tình ở Cairo và Alexandria trong ngày thứ sáu.