Ấn Ðộ đang choáng váng vì tình trạng mất điện trầm trọng vào lúc các nhà máy điện bị tê liệt vì thiếu than đá. Người ta đang quy trách tình trạng này cho sự tăng trưởng kinh tế trì trệ của Ấn Ðộ.
Trung tâm kinh doanh Gurgaon ở ngoại vi thủ đô Ấn Ðộ là nơi vừa diễn ra một cuộc biểu tình giận dữ.
Trong khi nhiệt độ mùa hè lên tới trên 45 độ bách phân, hàng ngàn cư dân nóng nẩy đã chận xe cộ lưu thông và ném đá để phản đối các vụ cắt điện đã kéo dài tới 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Gurgaon không phải là thị trấn duy nhất mà sự nóng giận đang sôi tràn. Trong khi Ấn Ðộ sôi sục dưới một trong những mùa hè nóng nhất mà người ta còn nhớ, cư dân và các công nghiệp ở phần lớn đất nước đã choáng váng vì tình trạng thiếu điện trầm trọng.
Ấn Ðộ đã hy vọng giải quyết được vấn đề kinh niên về sản xuất điện bằng cách khích lệ đầu tư tư nhân vào khu vực này trong những năm gần đây. Nhưng tình trạng thiếu than đá làm tê liệt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện đã gây trở ngại cho các dự án nhiều tỷ đôla.
Trong số các nhà máy này có nhà máy điện Kineta ở bang Andhra Pradesh miền nam, đã hy vọng sản xuất gần 2 ngàn megawatt điện trong năm nay.
Giám đốc công ty là Venkateswarlu Badveti, nói rằng các nỗ lực đưa dự án vào luồng đã bị trì hoãn vì công ty không có được lượng cung ứng than đá của chính phủ, mà họ đã xin cách đây 4 năm. Ông cho biết:
“Chẳng may chúng tôi đã được cập nhật rằng sẽ được chấp thuận lượng cung ứng than đá, nhưng điều đó chưa được thực hiện.”
Ấn Ðộ đang gánh chịu tình trạng thiếu than đá mặc dù có rất nhiều nguồn cung ứng - Ấn Ðộ là nước có trữ lượng than lớn vào hàng thứ tư trên thế giới.
Vấn đề bị quy trách cho nhiều yếu tố. Nhà máy quốc doanh sản xuất phần lớn lượng than đá trong nước đã không tăng sản lượng đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các kế hoạch khai thác các mỏ than mới đã bị đình hoãn vì những quan ngại về việc gây thiệt hại cho môi trường.
Các nhà sản xuất điện tư nhân đã ùa ra nước ngoài để thúc đẩy lượng cung ứng nhiên liệu. Nhưng một giới chức cấp cao tại Hiệp hội các nhà Sản xuất Ðiện của Ấn Ðộ, ông Raghvendra Upadhyay nói rằng giá cả gia tăng đã cộng thêm vào các khó khăn cho họ. Ông nói:
“Trong khi các nhà sản xuất điện của Ấn Ðộ có đứng ra can thiệp và mua lại các mỏ than, giá cả đã tăng bởi vì các điều kiện nội địa của các nước đó. Có nghĩa là giá điện cũng tăng. Vấn đề là giới tiêu dùng đã không thực sự chịu đựng phần lớn gánh nặng đó, khiến đưa tới khó khăn hiện nay.”
Nhiều công nghiệp nói rằng họ đã phải thường xuyên cắt giảm sản lượng vì thiếu năng lượng. Những công nghiệp khác dựa nhiều vào điện cao giá hơn sản xuất bằng dầu diesel để bù vào khoản thiếu hụt.
Các chuyên gia nói tình trạng thiếu điện là một trong các yếu tố kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế vào một thời điểm mà nền kinh tế đang trì trệ.
Trung tâm kinh doanh Gurgaon ở ngoại vi thủ đô Ấn Ðộ là nơi vừa diễn ra một cuộc biểu tình giận dữ.
Trong khi nhiệt độ mùa hè lên tới trên 45 độ bách phân, hàng ngàn cư dân nóng nẩy đã chận xe cộ lưu thông và ném đá để phản đối các vụ cắt điện đã kéo dài tới 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Gurgaon không phải là thị trấn duy nhất mà sự nóng giận đang sôi tràn. Trong khi Ấn Ðộ sôi sục dưới một trong những mùa hè nóng nhất mà người ta còn nhớ, cư dân và các công nghiệp ở phần lớn đất nước đã choáng váng vì tình trạng thiếu điện trầm trọng.
Ấn Ðộ đã hy vọng giải quyết được vấn đề kinh niên về sản xuất điện bằng cách khích lệ đầu tư tư nhân vào khu vực này trong những năm gần đây. Nhưng tình trạng thiếu than đá làm tê liệt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện đã gây trở ngại cho các dự án nhiều tỷ đôla.
Trong số các nhà máy này có nhà máy điện Kineta ở bang Andhra Pradesh miền nam, đã hy vọng sản xuất gần 2 ngàn megawatt điện trong năm nay.
Giám đốc công ty là Venkateswarlu Badveti, nói rằng các nỗ lực đưa dự án vào luồng đã bị trì hoãn vì công ty không có được lượng cung ứng than đá của chính phủ, mà họ đã xin cách đây 4 năm. Ông cho biết:
“Chẳng may chúng tôi đã được cập nhật rằng sẽ được chấp thuận lượng cung ứng than đá, nhưng điều đó chưa được thực hiện.”
Ấn Ðộ đang gánh chịu tình trạng thiếu than đá mặc dù có rất nhiều nguồn cung ứng - Ấn Ðộ là nước có trữ lượng than lớn vào hàng thứ tư trên thế giới.
Vấn đề bị quy trách cho nhiều yếu tố. Nhà máy quốc doanh sản xuất phần lớn lượng than đá trong nước đã không tăng sản lượng đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các kế hoạch khai thác các mỏ than mới đã bị đình hoãn vì những quan ngại về việc gây thiệt hại cho môi trường.
Các nhà sản xuất điện tư nhân đã ùa ra nước ngoài để thúc đẩy lượng cung ứng nhiên liệu. Nhưng một giới chức cấp cao tại Hiệp hội các nhà Sản xuất Ðiện của Ấn Ðộ, ông Raghvendra Upadhyay nói rằng giá cả gia tăng đã cộng thêm vào các khó khăn cho họ. Ông nói:
“Trong khi các nhà sản xuất điện của Ấn Ðộ có đứng ra can thiệp và mua lại các mỏ than, giá cả đã tăng bởi vì các điều kiện nội địa của các nước đó. Có nghĩa là giá điện cũng tăng. Vấn đề là giới tiêu dùng đã không thực sự chịu đựng phần lớn gánh nặng đó, khiến đưa tới khó khăn hiện nay.”
Nhiều công nghiệp nói rằng họ đã phải thường xuyên cắt giảm sản lượng vì thiếu năng lượng. Những công nghiệp khác dựa nhiều vào điện cao giá hơn sản xuất bằng dầu diesel để bù vào khoản thiếu hụt.
Các chuyên gia nói tình trạng thiếu điện là một trong các yếu tố kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế vào một thời điểm mà nền kinh tế đang trì trệ.