Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, đều là các ký giả làm việc tại đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam của nhà nước, tuần này đã công khai đưa ra lời tố giác rằng họ bị tấn công vào lúc chứng kiến nông dân biểu tình phản đối việc khai quang khu đất để lập một thành phố vệ tính mới ở tỉnh Hưng Yên.
Một tuần sau khi đài Tiếng nói Việt Nam gửi một văn kiện chính thức cho Sở Công an Hưng Yên đòi giải thích, một bản tin trên báo Tuổi Trẻ nói rằng đảng ủy Bùi Huy Thanh đã hứa sẽ mở một cuộc họp với các ký giả để thảo luận về vụ tấn công theo như lời tố cáo.
Các nhân chứng tại hiện trường vào ngày 24 tháng 4 nói rằng khoảng 1.000 công an đã dùng hơi cay mắt để giải tán 3 ngàn nông dân biểu tình. Các cơ quan truyền thông nhà nước loan tin có 20 người bị bắt.
Trong các cuộc phỏng vấn với báo chí địa phương, ông Năm nói ông đã nhiều lần nói với những người tấn công ông rằng ông là một ký giả nhưng họ vẫn tiếp tục đánh và vặn tay ông. Sau đó ông đã bị còng tay và bị câu lưu.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức có mặt tại cuộc biểu tình.
Bà Ðức cho biết: "Vụ việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ca ngợi báo chí về việc tường thuật chi tiết một vụ việc khác khi một nông dân dùng mìn và súng để chống trả một vụ đuổi đất ở tỉnh Hải Phòng. Vụ này đã được đưa lên hàng đầu tin tức trong nước và khơi ra một làn sóng thiện cảm trong công chúng về lập trường của nông dân."
Tuy nhiên, về vụ biểu tình ở Văn Giang, thì có rất ít bài tường thuật.
Một số ký giả địa phương nói họ đã được chỉ thị không đề cập đến các chi tiết chính của vụ việc, kể cả số người có mặt tại cuộc biểu tình và phản ứng của công an.
Chuyên gia phân tích truyền thông Lê Ngọc Sơn thuộc Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói các đoạn băng video đã khiến công chúng lo ngại.
Ông Sơn cho biết: “Nếu các đoạn băng hình này có thực, thì hành động của công an đã khiến người xem cảm thấy bất mãn. Rõ ràng đây là lối hành xử của băng đảng chứ không phải là lối hành xử của những người lẽ ra phải bảo vệ pháp luật.”
Tại Hải Phòng, các phóng viên địa phương đã đào sâu thông tin có giá trị về vụ đuổi đất đã đưa đến một cuộc điều tra nổi bật về tham nhũng. Chưa rõ liệu làn sóng tường thuật mới này có liên quan đến vụ việc xảy ra bên ngoài Hà Nội có gặt hái được một kết quả tương tự hay không.
Trọng tâm của vụ biểu tình bên ngoài thủ đô là một dự án thành lập một thành phố vệ tinh trên một diện tích 500 hecta đất. Dự án này được ca ngợi là một dự án phát triển quan trọng, cung cấp công ăn việc làm và cơ sở hạ tầng tốt hơn cho thủ đô. Tuy nhiên, sự kiện đó đã bị hoen ố vì mức độ bạo lực được sử dụng để kiềm chế những người biểu tình và việc thiếu sự tường trình cởi mở của giới truyền thông.
Về ngắn hạn, ông Sơn nói việc đánh đập ký giả theo như lời tố giác nêu bật sự cần thiết phải bảo vệ các phóng viên tại chỗ.
Ông Sơn nói: “Ký giả cần phải được bảo vệ không phải chỉ bằng lời nói mà là bằng hành động thực sự. Nếu câu chuyện dứt khoát giống như báo cáo của 2 phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thì tự do báo chí nay đã bị lực lượng công an vi phạm nghiêm trọng.”
Nhà chức trách địa phương và đài Tiếng nói Việt Nam dự trù sẽ mở các cuộc nói chuyện vào thứ Tư tới về vụ việc này. Tuy nhiên, giới hoạt động về quyền sử dụng đất đai lo ngại rằng số phận của 20 nông dân bị bắt tại cuộc biểu tình sẽ không được sự chú ý giống như sự chú ý dành cho các ký giả.
Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ hồi đáp 2 phóng viên nói rằng họ đã bị công an mặc thường phục đánh đập trong một cuộc biểu tình về đất đại trong tháng trước ở ngoại ô Hà Nội. Các hình ảnh thu được trên băng video về vụ này đã lan truyền như cháy rừng trên khắp mạng Internet, theo bài tường thuật cho đài VOA của thông tín viên Marianne Brown từ Hà Nội.