Báo Forbes hôm 29/1 đăng một bài báo của một cộng tác viên nói rằng thành công của U23 Việt Nam có thể khiến nước chủ nhà Trung Quốc, nơi đăng cai trận chung kết, phải ganh tị bởi vì chính phủ Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều tiền của và cả các nỗ lực chính trị để phát triển bóng đá Trung Quốc, tuy nhiên vẫn không đạt được kết quả đáng kể và dường như sự đầu tư đó chỉ là những chi tiêu vô ích.
Trong khi đó Đôi tuyển U23 của Việt Nam đoạt giải á quân cúp bóng đá U23 châu Á, chỉ đứng sau Uzberkistan, và trận chung kết hôm thứ Bảy đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới, cho thấy chân trời bóng đá của Việt Nam đang rộng mở.
Theo tác giả thì Việt Nam và Trung Quốc có một nền bóng đá gần như giống nhau về mặt cấu trúc, đều có các fan hầu hết đều hâm mộ các đội tuyển châu Âu, chứ không phải các đội trong nước. Đội tuyển quốc gia của hai nước trong hai thập kỷ qua có trồi sụt về thứ hạng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là đội bóng mạnh nhất khu vực.
Tờ Forbes nhận định trong khi Trung Quốc bơm tiền vào bóng đá thì Việt Nam kiên trì luyện tập.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Trung Quốc có tham vọng trở thành siêu cường bóng đá trước năm 2050, nhưng việc đầu tư vào các liên đoàn bóng đá nhà nước, mua cầu thủ ngoại làm các nhà phê bình lo ngại rằng chính sách mới này không phát huy các tài năng trẻ trong nước, và đang đánh mất lòng tin của giới hâm mộ.
Các đội tuyển Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để thuê các huấn luyện viên nước ngoài, nhưng sau đó nhanh chóng sa thải họ. Ngoài ra, họ còn mua cầu thủ trẻ và nhanh chóng loại bỏ các ngôi sao Châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi quá tuổi, với hy vọng nâng cao trình độ bóng đá. Nhưng những cầu thủ ngoại này chỉ giúp Trung Quốc có tiếng hơn, thay vì giúp trao dồi kỹ năng cho đội tuyển. Việc tập trung vào các ngôi sao nước ngoài không nuôi dưỡng được tài năng trong nước cũng như gắn kết các phong cách thi đấu địa phương.
Trong khi đó từ năm 2007, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Arsenal của Anh và mở học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ở Tây nguyên. Chương trình này đã mang lại kết quả tốt, và kết hợp, áp dụng được các bài giảng kỹ thuật của huấn luyện viên Arsenal.
Hầu hết các huấn luyện viên xem trọng năng lực kỹ thuật, phong cách xử lý tình huống khó và tinh thần thể thao của cầu thủ Việt Nam – chứ không tập trung vào kích thước của nơi sinh hoạt của cầu thủ, hay số lượng sân bóng nhiều hay ít.
Sau 10 năm đi vào hoạt động, học viện HAGL đã đưa tên tuổi các cầu thủ Việt Nam đến đỉnh cao. Năm ngoái, trong đội tuyển U23 của Việt Nam có 9 trong số 18 cầu thủ đã tham gia học viện HAGL. Số đội tuyển Việt Nam ở cấp độ quốc tế cũng tăng: Việt Nam là đại diện duy nhất của Đông Nam Á tại Cúp Thế giới U20 của FIFA.
Cơ cấu của các câu lạc bộ địa phương ở Việt Nam cũng đã tăng lên khắp cả nước. Các câu lạc bộ sử dụng dài hạn các huấn luyện viên địa phương, thậm chí có lúc còn bị công chúng chỉ trích.
Trong khi mô hình đào tạo bóng đá của Trung Quốc làm vơi đi uy tín và tài năng của các cầu thủ, thì đội tuyển trẻ của bóng đá Việt Nam ngày càng tiến bộ, và tương lai dường như đầy hứa hẹn.