Hàng chục nhà báo Miến Điện tổ chức biểu tình yêu cầu trả tự do cho một trong những đồng nghiệp bị kết án 3 tháng tù.
Các nhà báo và những nhà hoạt động cầm những biểu ngữ có chữ “Quyền được Thông tin là Đời sống của Dân chủ” khi họ tuần hành qua trung tâm thành phố Rangoon ngày hôm nay.
Những người này biểu tình phản đối việc kết án bà Ma Khine, một nhà báo đang viết một câu chuyện về tham nhũng thì bị bắt tại tiểu bang Kayah ở miền đông Miến Điện.
Bà bị kết án trong tháng qua về tội xâm nhập bất hợp pháp, dùng ngôn ngữ quá đáng và phỉ báng, sau khi phỏng vấn một luật sư để viết chuyện này. Tập đoàn Eleven Media Group, nơi bà làm việc, và các tổ chức nhân quyền quốc tế nghi ngờ vụ truy tố này có động cơ chính trị.
Kể từ khi sự cai trị trực tiếp của quân đội tại Miến Điện chấm dứt vào năm 2011, một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự đã đưa ra một số cải cách về truyền thông, kể cả việc giảm bớt kiểm duyệt và trả tự do cho các nhà báo bị cầm tù.
Tuy nhiên Phóng viên Không Biên giới, tổ chức tranh đấu cho quyền của giới truyền thông, nói Miến Điện vẫn đứng hàng thứ 151 trong số 179 quốc gia về tự do báo chí. Tổ chức này kêu gọi duyệt xét lại trường hợp bà Ma.
Các nhà báo và những nhà hoạt động cầm những biểu ngữ có chữ “Quyền được Thông tin là Đời sống của Dân chủ” khi họ tuần hành qua trung tâm thành phố Rangoon ngày hôm nay.
Những người này biểu tình phản đối việc kết án bà Ma Khine, một nhà báo đang viết một câu chuyện về tham nhũng thì bị bắt tại tiểu bang Kayah ở miền đông Miến Điện.
Bà bị kết án trong tháng qua về tội xâm nhập bất hợp pháp, dùng ngôn ngữ quá đáng và phỉ báng, sau khi phỏng vấn một luật sư để viết chuyện này. Tập đoàn Eleven Media Group, nơi bà làm việc, và các tổ chức nhân quyền quốc tế nghi ngờ vụ truy tố này có động cơ chính trị.
Kể từ khi sự cai trị trực tiếp của quân đội tại Miến Điện chấm dứt vào năm 2011, một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự đã đưa ra một số cải cách về truyền thông, kể cả việc giảm bớt kiểm duyệt và trả tự do cho các nhà báo bị cầm tù.
Tuy nhiên Phóng viên Không Biên giới, tổ chức tranh đấu cho quyền của giới truyền thông, nói Miến Điện vẫn đứng hàng thứ 151 trong số 179 quốc gia về tự do báo chí. Tổ chức này kêu gọi duyệt xét lại trường hợp bà Ma.