Mấy tháng vừa qua, đọc báo chí tiếng Anh trên thế giới, hầu hết các tin tức liên quan đến Việt Nam đều là những tin buồn. Trong số các tin buồn ấy, buồn nhất là hai tin này: Một, vi phạm nhân quyền và chà đạp lên tự do với “thành tích” trấn áp các nhà báo và blogger độc lập, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Hai, sự khủng hoảng về kinh tế với hết thất bại này đến thất bại khác.
Chúng ta đã bàn nhiều về việc vi phạm nhân quyền. Ở đây chỉ xin nói về sự thất bại trong kinh tế.
Trước đây, có lúc người ta đánh giá khá cao chiều hướng và tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam. Người ta cho đó là sự thành công đứng hàng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Một số người còn hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một con hổ mới trong khu vực.
Gần đây, dường như mọi ý kiến ấy đều thay đổi. Người ta nhận thấy trong phép màu kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những vết nứt (“cracks appear in Vietnam’s economic miracle”).
Cái người ta từng tưởng là hổ, té ra chỉ là một con mèo ướt (“From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off Track”).
Từ chỗ ngưỡng mộ, bây giờ người ta nhìn Việt Nam như một tấm gương xấu đối với các nền kinh tế mới phát triển (“Vietnam is a bad example to newly emerging markets”).
Trong số các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại ấy, có hai nguyên nhân được nhiều người nói nhất:
Thứ nhất là sự bất lực của nhà cầm quyền trong cả hai khía cạnh lãnh đạo cũng như quản lý kinh tế. Ruchir Sharma, tác giả cuốn Breakout Nations và là một chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Quản trị Đầu tư Morgan Stanley ở New York, xem Việt Nam như một điển hình cho những sự thất bại của một nước nhỏ trên đường hiện đại hóa. Điển hình ở chỗ: các nhà lãnh đạo ở đó hoàn toàn không được chuẩn bị và cũng không có năng lực quản lý nguồn đầu tư dồi dào từ khắp nơi trên thế giới đổ vào.
Với số tiền như từ trên trời rớt xuống ấy, người ta xây dựng hết dự án này đến dự án khác không một chút cân nhắc. Cuối cùng, hết dự án này đến dự án khác lần lượt thất bại. Dân chúng không những không được hưởng mà còn phải còng lưng ra gánh những món nợ kếch sù do những sự thất bại ấy gây ra.
Thứ hai là nạn tham nhũng. Lớn ăn lớn; nhỏ ăn nhỏ. Tài nguyên và tài sản quốc gia, như nước, cứ chảy ào ào vào túi riêng của những người có quyền lực, từ trung ương xuống địa phương. Tham nhũng không những làm thất thoát ngân sách quốc gia. Tham nhũng còn đẻ ra vô số những trò lừa bịp dẫn đến sự thất bại trong các dự án kinh tế mà nhà nước xây dựng. Tham nhũng cộng với bất tài và bất lực càng làm cho những sự thất bại ấy càng trầm trọng thêm.
Tôi cho cả hai nguyên nhân trên đều gắn liền với khúc đuôi của phương châm xây dựng kinh tế của Việt Nam từ giữa thập niên 1980 đến nay: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Không còn hoài nghi gì nữa, nửa đầu của phương châm ấy, “kinh tế thị trường”, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua. Nếu vào năm 1986, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân trên đầu người chỉ dưới 100 đô la thì, vào năm 2010, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.130 đô la, Việt Nam đã được xem là nước có thu nhập trung bình, dù thuộc loại thấp (lower middle-income country). Chỉ số người nghèo, trước, là 58% dân số; bây giờ chỉ còn khoảng 14.5%.
Bất cứ ai rời Việt Nam trước năm 1985 và về nước lại sau đó đều dễ dàng nhìn thấy những thay đổi lớn lao trong đời sống và mức sống của dân chúng. Trường hợp tôi, chẳng hạn. Tôi vượt biên giữa năm 1985. Mười một năm sau, năm 1996, lần đầu tiên về lại Việt Nam, tôi thấy mọi thứ đều khác hẳn. Trước, với chính sách ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đều khan hiếm, ai cũng sống một cách thiếu thốn và khốn khổ. Thịt heo, thịt bò, muốn mang từ quê lên thành phố, dù chỉ một hai ký, cũng giấu giấu giếm giếm, có khi ngay trong đồ lót. Sau, việc buôn bán được tự do, hàng hóa tràn ngập khắp nơi, nhà cửa bà con và bạn bè tôi khang trang hơn hẳn.
Nhưng “kinh tế thị trường” chỉ phát huy tác dụng đến một mức nào đó. Từ năm bảy năm nay, tất cả những sự phát triển được xem là diệu kỳ đã chững lại. Nguyên nhân, dù không sành về kinh tế học, cũng rất dễ thấy: từ cái được gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” nêu trên.
Định hướng ấy vừa duy trì quyền lãnh đạo gần như tuyệt đối của nhà cầm quyền trong các lãnh vực kinh tế vĩ mô vừa nuôi dưỡng vô số những công ty, xí nghiệp rồi tập toàn kinh tế quốc doanh không có chức năng gì khác ngoài việc thua lỗ và tạo cơ hội cho bọn tham nhũng hoành hành. Tất cả các vụ vỡ nợ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đô la trong mấy năm vừa qua đều thuộc thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một số người cho họ sẵn sàng chấp nhận những sự yếu kém của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa để đạt được một mục tiêu cao hơn và lý tưởng hơn: duy trì sự bình đẳng trong xã hội. Sự thật ngược lại: thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ấy chỉ làm nảy sinh ra một bọn tư bản mới giàu có một cách bất chính và bất lương từ tài sản của nhà nước và nhân dân.
Để thoát khỏi sự thất bại và khủng hoảng hiện nay, chỉ có một cách duy nhất: ngắt bỏ cái khúc đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong phương châm xây dựng kinh tế Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chúng ta đã bàn nhiều về việc vi phạm nhân quyền. Ở đây chỉ xin nói về sự thất bại trong kinh tế.
Trước đây, có lúc người ta đánh giá khá cao chiều hướng và tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam. Người ta cho đó là sự thành công đứng hàng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Một số người còn hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một con hổ mới trong khu vực.
Gần đây, dường như mọi ý kiến ấy đều thay đổi. Người ta nhận thấy trong phép màu kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những vết nứt (“cracks appear in Vietnam’s economic miracle”).
Cái người ta từng tưởng là hổ, té ra chỉ là một con mèo ướt (“From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off Track”).
Từ chỗ ngưỡng mộ, bây giờ người ta nhìn Việt Nam như một tấm gương xấu đối với các nền kinh tế mới phát triển (“Vietnam is a bad example to newly emerging markets”).
Trong số các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại ấy, có hai nguyên nhân được nhiều người nói nhất:
Thứ nhất là sự bất lực của nhà cầm quyền trong cả hai khía cạnh lãnh đạo cũng như quản lý kinh tế. Ruchir Sharma, tác giả cuốn Breakout Nations và là một chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Quản trị Đầu tư Morgan Stanley ở New York, xem Việt Nam như một điển hình cho những sự thất bại của một nước nhỏ trên đường hiện đại hóa. Điển hình ở chỗ: các nhà lãnh đạo ở đó hoàn toàn không được chuẩn bị và cũng không có năng lực quản lý nguồn đầu tư dồi dào từ khắp nơi trên thế giới đổ vào.
Với số tiền như từ trên trời rớt xuống ấy, người ta xây dựng hết dự án này đến dự án khác không một chút cân nhắc. Cuối cùng, hết dự án này đến dự án khác lần lượt thất bại. Dân chúng không những không được hưởng mà còn phải còng lưng ra gánh những món nợ kếch sù do những sự thất bại ấy gây ra.
Thứ hai là nạn tham nhũng. Lớn ăn lớn; nhỏ ăn nhỏ. Tài nguyên và tài sản quốc gia, như nước, cứ chảy ào ào vào túi riêng của những người có quyền lực, từ trung ương xuống địa phương. Tham nhũng không những làm thất thoát ngân sách quốc gia. Tham nhũng còn đẻ ra vô số những trò lừa bịp dẫn đến sự thất bại trong các dự án kinh tế mà nhà nước xây dựng. Tham nhũng cộng với bất tài và bất lực càng làm cho những sự thất bại ấy càng trầm trọng thêm.
Tôi cho cả hai nguyên nhân trên đều gắn liền với khúc đuôi của phương châm xây dựng kinh tế của Việt Nam từ giữa thập niên 1980 đến nay: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Không còn hoài nghi gì nữa, nửa đầu của phương châm ấy, “kinh tế thị trường”, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua. Nếu vào năm 1986, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân trên đầu người chỉ dưới 100 đô la thì, vào năm 2010, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.130 đô la, Việt Nam đã được xem là nước có thu nhập trung bình, dù thuộc loại thấp (lower middle-income country). Chỉ số người nghèo, trước, là 58% dân số; bây giờ chỉ còn khoảng 14.5%.
Bất cứ ai rời Việt Nam trước năm 1985 và về nước lại sau đó đều dễ dàng nhìn thấy những thay đổi lớn lao trong đời sống và mức sống của dân chúng. Trường hợp tôi, chẳng hạn. Tôi vượt biên giữa năm 1985. Mười một năm sau, năm 1996, lần đầu tiên về lại Việt Nam, tôi thấy mọi thứ đều khác hẳn. Trước, với chính sách ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đều khan hiếm, ai cũng sống một cách thiếu thốn và khốn khổ. Thịt heo, thịt bò, muốn mang từ quê lên thành phố, dù chỉ một hai ký, cũng giấu giấu giếm giếm, có khi ngay trong đồ lót. Sau, việc buôn bán được tự do, hàng hóa tràn ngập khắp nơi, nhà cửa bà con và bạn bè tôi khang trang hơn hẳn.
Nhưng “kinh tế thị trường” chỉ phát huy tác dụng đến một mức nào đó. Từ năm bảy năm nay, tất cả những sự phát triển được xem là diệu kỳ đã chững lại. Nguyên nhân, dù không sành về kinh tế học, cũng rất dễ thấy: từ cái được gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” nêu trên.
Định hướng ấy vừa duy trì quyền lãnh đạo gần như tuyệt đối của nhà cầm quyền trong các lãnh vực kinh tế vĩ mô vừa nuôi dưỡng vô số những công ty, xí nghiệp rồi tập toàn kinh tế quốc doanh không có chức năng gì khác ngoài việc thua lỗ và tạo cơ hội cho bọn tham nhũng hoành hành. Tất cả các vụ vỡ nợ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đô la trong mấy năm vừa qua đều thuộc thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một số người cho họ sẵn sàng chấp nhận những sự yếu kém của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa để đạt được một mục tiêu cao hơn và lý tưởng hơn: duy trì sự bình đẳng trong xã hội. Sự thật ngược lại: thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ấy chỉ làm nảy sinh ra một bọn tư bản mới giàu có một cách bất chính và bất lương từ tài sản của nhà nước và nhân dân.
Để thoát khỏi sự thất bại và khủng hoảng hiện nay, chỉ có một cách duy nhất: ngắt bỏ cái khúc đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong phương châm xây dựng kinh tế Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.